03 tác động mà chuyển đổi số mang lại cho nền kinh tế Việt Nam
Trong năm 2019 này Việt Nam có rất nhiều mục tiêu quan trọng cần phải hoàn thành. Và một trong những mục tiêu quan trọng nhất chúng ta cần phải làm được là trong tháng 8/2019 tuyên bố được Chiến lược chuyển đổi số quốc gia Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định chuyển đổi số, kinh tế số, kỷ nguyên số là xu thế toàn cầu không thể đảo ngược. Đây cũng là cơ hội cho Việt Nam hiện thực hóa khát vọng hùng cường.
Cục Tin học hóa là đơn vị được Bộ TT&TT phân công trực tiếp nghiên cứu, xây dựng dự thảo đề án chuyển đổi số quốc gia trong tháng 8/2019. Chắc chắn rằng việc chuyển đổi số quốc gia sẽ tạo cơ hội tốt cho rất nhiều DN, ngành nghề. Trong đó thị trường thuê xưởng khu công nghiệp sẽ phát triển theo.
Chuyển đổi số là gì ?
Trong thời đại 4.0, khái niệm chuyển đổi số trở nên phổ biến hơn . Thời đại CN 4.0 phải đi liền với một nền công nghiệp số, xã hội số và kinh tế số. Thực tế có rất nhiều định nghĩa về mô hình này. Tuy nhiên, theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, có 3 khái niệm sau đây là nêu bật được bản chất của sự chuyển hóa này:
(1) Chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh và tạo ra những cơ hội doanh thu và giá trị mới (Gartner).
(2) Chuyển đổi số là việc tư duy lại cách tổ chức, tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình lại với nhau để tạo ra những giá trị mới cho khách hàng và duy trì lợi thế cạnh tranh trong thế giới số (Microsoft).
Đây là sơ đồ các lớp để hình dung về chuyển đổi số.
(3) Chuyển đổi số là những thay đổi một cách tổng thể và toàn diện liên quan đến ứng dụng công nghệ số vào tất cả các khía cạnh của đời sống và xã hội, tái định hình cách chúng ta sống, làm việc và liên hệ với nhau (techopedia.com).”
Như vậy, có thể nói công cuộc chuyển đổi số là một công cuộc mang tính tổng thể. Chúng ta chuyển đổi trên tất cả mọi lĩnh vực, ngành nghề, cá nhân hay DN. Nếu không thích ứng và có chiến lược chuyển đổi, DN hay cá nhân sẽ bị tụt lại phía sau. Sự thay đổi này là bức thiết vì nó có những tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam.
03 tác động chuyển đổi số mang lại cho nền kinh tế Việt Nam
1/ Tạo ra nguồn tăng trưởng của đất nước
Đặc trưng của chuyển đổi số là dùng những tiến bộ khoa học, tư duy công nghệ mới nhất vào phát triển kinh tế. Chúng ta cần áp dụng công nghệ số vào tất cả các lĩnh vực, nghề nghiệp, … Như vậy nền kinh tế chắc chắn sẽ có những bước tiến vượt bậc. Từ đó góp phần vào sự tăng trưởng của đất nước. Thực tế cho thấy các nước phát triển tăng trưởng nhanh nhờ vào việc chuyển hóa này. Theo nghiên cứu năm 2017 của Microsoft và IDG tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, sự chuyển đổi đem lại cho GDP chiếm khoảng 6% vào năm 2017; đến năm 2019 dự báo sẽ là 25% và đến năm 2021 sẽ chiếm khoảng 60%.
Theo dữ liệu của McKinsey&Company, đại diện Cục Tin học hóa , tỷ lệ đóng góp của chuyển đổi số vào GDP của Mỹ là 25,3% ; khoảng 35% với Brazil; EU là 36,2% và Úc là 44,1%. Như vậy, Việt Nam cần đi theo xu hướng này của thế giới. Từ đó nền kinh tế của đất nước sẽ có sự tăng trưởng. Để đón đầu, các khu nhà xưởng cho thuê ở các khu công nghiệp sẽ phải mở rộng. Đồng thời phát triển hơn nữa để chuẩn bị đón thêm nhiều mô hình kinh doanh hiện đại.
2/ Tăng năng suất lao động
Với những ứng dụng từ công nghệ, chuyển đổi số sẽ tạo ra những hệ thống máy móc, lập trình. Nó cũng giúp con người tư duy công nghệ để hoạt động có hiệu quả. Điều này sẽ tạo ra nhiều giá trị có ảnh hưởng đến năng suất lao động. Trước kia 1 giờ chúng ta làm ra 100 sản phẩm. Giờ đây chuyển đổi số sẽ giúp năng suất đạt gấp 100 đến 200 lần. Theo thống kê, tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương, năm 2018 chuyển đổi số tác động, làm tăng năng suất lao động khoảng 15%. Dự kiến con số này sẽ tăng lên 21% vào năm 2020.
Chuyển đổi số tạo ra những máy móc lập trình sẵn giúp tăng năng suất
3/ Làm thay đổi cơ cấu việc làm
Chuyển đổi số sẽ có tác động trực tiếp đối với cơ cấu việc làm. Hệ thống dây chuyền sản xuất sẽ tiến hành lắp ráp thay vì lao động tay chân. Những đặc khu, chuyên khu sản xuất ra đời thông qua thuê xưởng khu công nghiệp. Theo đó các nhà xưởng tạm bợ sẽ không được sử dụng nữa. Tất cả sẽ thay đổi dựa trên những ứng dụng công nghệ số. Chính vì vậy, cơ cấu việc làm nhất thiết cũng phải thay đổi cho phù hợp.
Những ngành nghề yêu cầu trình độ kỹ thuật cao sẽ ra đời. Từ đó nhiều ngành nghề sử dụng chân tay sẽ biến mất. Cụ thể, trong vòng 3 năm tới, 85% công việc sẽ phải thay đổi, chuyển hóa. Trong đó, có 32% công việc đòi hỏi người lao động phải được đào tạo, nâng cao kỹ năng thì mới làm việc được; 26% công việc mới tạo ra; và có tới 27% công việc sẽ biến mất do tác động của mô hình này.
Như vậy, chuyển đổi số không chỉ là câu chuyện của 1 cá nhân, 1 DN cho thuê xưởng khu công nghiệp. Nó là câu chuyện của tất cả mọi ngành, lĩnh vực, cá nhân đến doanh nghiệp. Hi vọng đề án quốc gia trong tháng 8/2019 tới đây sẽ được phê duyệt và đẩy nhanh tiến trình thực hiện.