3 bước trong thủ tục đăng ký mở xưởng cơ khí
Cách mạng công nghệ 4.0 diễn ra đã mang đến nhiều cơ hội phát triển cho ngành cơ khí Việt Nam. Nắm bắt tình hình, các nhà đầu tư tận dụng cơ hội và thiết lập mô hình sản xuất cho mình. Bên cạnh hình thức thuê xưởng làm cơ khí thì các DN cũng chọn lựa xây mới nhà xưởng. Tuy nhiên, nếu không có sự hỗ trợ của đơn vị cho thuê thì làm thế nào đăng ký thủ tục kinh doanh nhanh chóng? Hãy cùng Kizuna liệt kê 3 bước trong thủ tục mở xưởng cơ khí ở Việt Nam.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty
Hồ sơ đăng ký kinh doanh mở xưởng cơ khí
Cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ đăng kí mở xưởng cơ khí
Lúc mới bắt đầu các DN thường bỡ ngỡ không biết làm gì và chuẩn bị gì. Khi đó, họ sẽ phải tìm hiểu hoặc nơi tư vấn để chuẩn bị đầy đủ các thủ tục cần thiết. Vậy những hồ sơ nào các DN cần chuẩn bị? Dưới đây là các giấy tờ cần có khi đăng ký mở xưởng cơ khí:
-Giấy đề nghị mở doanh nghiệp cơ khí
-Giấy tờ tùy thân liên quan đến người đại diện: CMND sao y không quá 3 tháng
-Giấy phép đăng ký ngành nghề kinh doanh
-Danh sách thành viên công ty (Áp dụng cho công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần)
-Vốn điều lệ
Đặt tên xưởng kinh doanh
Khi thành lập phải chuẩn bị tên riêng, độc lập, không trùng với các DN đã đăng ký trước đó. Tên cần ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và phải viết được bằng tiếng Việt. Như vậy, việc chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để đăng ký là một điều không dễ dàng.
Thế nên, khi thuê xưởng làm cơ khí thì sẽ nhận được sự hỗ trợ từ các đơn vị cho thuê nhà xưởng uy tín. Họ không chỉ giúp DN chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ mà còn hướng dẫn từng bước chi tiết. Việc thiếu hồ sơ và bị trả lại giấy tờ sẽ không còn là vấn đề lo lắng cho DN.
Điều lệ vốn hoạt động
Các cổ đông sẽ đóng góp lâu dài hoặc chỉ hỗ trợ một phần trong một khoảng thời gian nhất định. Khoản vốn lãi sẽ được trả lại cho các cổ đông như lúc ban đầu thỏa thuận. Thế nên, các DN cũng sẽ dựa vào đây để phân chia lợi nhuận và rủi ro trong kinh doanh. Khi đăng ký vốn điều lệ ban đầu thì các DN sẽ đóng thêm khoản phụ phí thuế môn bài. Thuế này cao hay thấp sẽ tùy thuộc vào vốn điều lệ khi đăng ký theo pháp luật Việt Nam.
Ngành nghề đăng ký kinh doanh
Khi đăng ký mở xưởng cơ khí, các DN phải tìm hiểu các mã ngành kinh doanh tương xứng với mô hình đã định hướng sẵn. Các mã ngành kinh doanh phải chính xác và được pháp luật Việt Nam quy định rõ ràng. Kể từ tháng 8/2018, khi quyết định kinh doanh thì DN sẽ lấy mã theo hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam.
Việc lựa chọn chính xác ngành nghề đăng ký kinh doanh rất quan trọng với DN. DN nên hiểu rõ về phạm vi từng mã ngành. Hoặc DN có thể nhà chuyên gia tư vấn để nhận được lời khuyên chính xác. Hiện nay, tại các dịch vụ cho thuê nhà xưởng chuyên nghiệp có hỗ trợ thêm đăng ký thành lập nhà xưởng. Nếu thuê xưởng làm cơ khí từ các đơn vị này, DN sẽ được tư vấn chi tiết về mã ngành. Sau đó, các nhà cung cấp này sẽ thay mặt DN nộp hoàn thành bộ hồ sơ.
Khi đăng ký mở xưởng cơ khí, các DN phải tìm hiểu các mã ngành kinh doanh
Địa chủ trụ sở chính
Trụ sở của doanh nghiệp là địa điểm để khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với nhau. Địa chỉ phải rõ ràng, cụ thể gồm số nhà, ngõ phố, hẻm, đường, phố, phường, xã, quận, huyện. Với các trụ sở được đặt tại chung cư thì phải được nhà đầu tư đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật Việt Nam. Chung cư, căn hộ dùng để ở thì không được phép đăng ký làm trụ sở kinh doanh.
Thông tin về người đại diện pháp luật
Người đại diện sẽ chịu trách nhiệm lớn nhất trong các hoạt động kinh doanh của DN. Người này có quyền ký các giao dịch, văn bản, hợp đồng quan trọng trong quá trình DN hoạt động.
Người đại diện phải đáp ứng điều kiện đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam:
-Là công dân từ 18 tuổi trở lên, cư trú tại Việt Nam.
-Có đủ năng lực và hành vi dân sự, không thuộc đối tượng cấm thành lập DN.
Bước 2: Nộp hồ sơ lên cơ quan thẩm quyền
Ngoài các thông tin cần thiết ở bước 1, doanh nghiệp còn phải có:
-Đơn đăng ký kinh doanh mở xưởng cơ khí theo mẫu.
-Liệt kê danh sách các thành viên trong công ty (Đối với công ty hai thành viên hoặc công ty cổ phần).
-Bản sao công chứng giấy CMND hoặc hộ chiếu của các thành viên (Đối với công ty hai thành viên hoặc công ty cổ phần).
-Bản sao công chứng giấy CMND hoặc hộ chiếu của người đại diện pháp luật (Không quá 3 tháng)
-Hoàn thành thông tin và hồ sơ thì doanh nghiệp sẽ nộp lên Sở kế hoạch đầu tư. Sau đó, DN sẽ được cấp giấy phép kinh doanh.
Bước 3: Các bước thực hiện sau khi có giấy phép
Sau khi có giấy phép, DN cần khai báo lên cổng thông tin Quốc Gia kèm con dấu của công ty. Điều này rất quan trọng vì khách hàng hoặc đối tác có thể lên đó để tìm kiếm và kiểm tra độ tin cậy của DN. Nếu không khai báo thì đây sẽ là một tổn thất, thiệt thòi lớn.
Các DN cũng cần thực hiện thêm những thủ tục khác như:
-Kê khai, đóng thuế ban đầu theo quy định hiện hành.
-Mở tài khoản ở ngân hàng để dễ dàng giao dịch.
-Đăng ký chữ ký điện tử để thực hiện các thủ tục ký kết nhanh chóng.
Trên đây là 3 bước thủ tục trong đăng ký mở xưởng cơ khí mà các DN cần nắm vững. Những thông tin hữu ích sẽ giúp cho các doanh nghiệp thực hiện dễ dàng, không mất nhiều thời gian.