Tin tức - Sự kiện

3 cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp mà “Make in Vietnam” mang đến

Ngày 09/05 vừa qua, Bộ TTTT đã tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam với chủ đề: "Khát vọng, tầm nhìn và định hướng vì một Việt Nam hùng cường". Diễn đàn được tổ chức nhằm đưa ra các sáng kiến, ý tưởng theo định hướng đưa Việt Nam trở thành cường quốc về công nghệ. Trong diễn đàn khẩu hiệu "Make in Vietnam" rất được chú ý vì mang nhiều hàm nghĩa gây tranh cãi. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng "Make in Việt Nam" mở ra con đường phát triển cho các DN. Hơn nữa thị trường thuê xưởng khu công nghiệp cũng lớn mạnh theo. 

Khẩu hiệu “Make in Vietnam” là gì ?

Tại thời điểm diễn ra Diễn đàn, Khẩu hiệu “Make in Vietnam” trở thành hiệu ứng truyền thông. Nó cũng thu hút sự chú ý của đông đảo người tham gia. Rất nhiều người cho rằng khẩu hiệu này bị viết sai chính tả , sai ngữ pháp tiếng anh. Trước đó, mọi người chỉ từng biết đến “Make in India” hay “Made in Japan”.

make in Viet Nam

Thông điệp Make in Việt Nam 

Tuy nhiên, Bà Tô Thị Thu Hương, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin giải thích. "Cụm từ ‘Made in Vietnam’ mang tính là 'sản xuất ở Việt Nam', không có sự chủ động, chia theo thể bị động. Còn Make in Vietnam - 'Làm tại Việt Nam' sẽ hàm nghĩa người Việt Nam chủ động, sáng tạo, thiết kế, tích hợp sản phẩm tại Việt Nam và phát triển, đóng góp vào công nghệ, phát triển cộng đồng công nghệ". 

Còn theo Bộ trưởng  Nguyễn Mạnh Hùng: Make in Vietnam" là một cách gọi sáng tạo. Cụm từ này nhấn mạnh rẳng thiết kế và sản xuất đều thực hiện tại Việt Nam. Đây là trách nhiệm của Việt Nam như một quốc gia toàn cầu và công dân toàn cầu. "Make in Vietnam sẽ là tuyên bố của chúng ta. Sáng tạo, thiết kế, làm ra và sản xuất tại Việt Nam". Có thể nói rằng "Make in Vietnam" sẽ mở ra con đường phát triển cho các DN công nghệ. 

3 cơ hội “Make in Vietnam” mang đến cho doanh nghiệp

1/ Tạo thị trường phát triển công nghệ

Với chiến lược “Make in Vietnam”, DN công nghệ dường như đã nhận được sự hậu thuẫn quan trọng từ phía Chính phủ. Chúng ta mong muốn đưa Việt Nam trở thành quốc gia dùng nhân lực để lắp ráp. Không những vậy Việt Nam sẽ tự sáng tạo, thiết kế và sản xuất ra các sản phẩm công nghệ. Chính phủ sẽ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia diễn ra nhanh và trên phạm vi toàn quốc, trong mọi lĩnh vực, từ doanh nghiệp tới Chính phủ và xã hội. 

Định hướng mua sắm hướng vào các sản phẩm công nghệ. Điều này sẽ tạo ra một thị trường rộng lớn cho phát triển công nghệ của các doanh nghiệp. Trong diễn đàn, Bộ trưởng định hướng đến năm 2020, đặt mục tiêu có khoảng 100.000 DN công nghệ. Đưa Việt Nam lọt top 30 cường quốc về công nghệ thông tin.

2/ Phát triển mô hình thuê xưởng khu công nghiệp

Trên tinh thần “Make in Vietnam”, DN công nghệ sẽ được khuyến khích, hỗ trợ khởi nghiệp về mọi mặt. Như vậy, các doanh nghiệp công nghệ chắc chắn sẽ sẽ rất cần những “đặc khu công nghệ” và “đặc khu sáng tạo” để tập trung phát triển. Việc thuê xưởng khu công nghiệp cho mục đích này sẽ là một giải pháp hiệu quả. Nơi đây sẽ trở thành những mô hình kinh doanh mới, nơi thử nghiệm những cơ chế vượt trội dành cho doanh nghiệp công nghệ. Chính vì vậy, tập trung vào đầu tư thuê xưởng khu công nghiệp cũng cần được chú trọng. 

make in Viet Nam

Khẩu hiệu Make in Việt Nam thúc đẩy sự phát triển mô hình thuê xưởng khu công nghiệp

3/ Đổi mới giáo dục

Trong một xã hội hiện đại hóa, lấy công nghệ là tiêu chí phát triển thì nền giáo dục thụ động không còn phù hợp. Vì vậy, với tinh thần “Make in Vietnam”, Việt Nam chắc chắn phải có một nền giáo dục đổi mới. Việc đổi mới nền giáo dục, nhằm tạo ra một thế hệ có trí tuệ, sáng tạo và phù hợp với một xã hội công nghệ. Điều này sẽ góp phần tăng cường chất lượng nguồn nhân lực, sử dụng cho những ngành công nghệ cao. Và những doanh nghiệp công nghệ nhất thiết phải gắn liền với một nền giáo dục công nghệ. 

Tại diễn đàn, Bộ trưởng nhấn mạnh, việc dạy ICT và ngoại ngữ phải là bắt buộc từ phổ thông. Mỗi người không chỉ cần biết ngôn ngữ mẹ đẻ để duy trì văn hóa,  ngôn ngữ Tiếng anh để hội nhập, mà còn cần biết ngôn ngữ IT để giao tiếp với máy móc. "Và tất cả chúng ta đều đặt nhiều hy vọng vào những đổi mới giáo dục. Trước mắt và đầu tiên là áp dụng công nghệ mới, công nghệ ICT, vào giáo dục".

Như vậy, với sự thành công của diễn đàn , tiêu chí “Make in Vietnam” không chỉ  lan tỏa đến nhiều đối tượng trong xã hội. Mã còn mở  ra con đường phát triển nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp công nghệ trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Bài viết liên quan

04/18/2019, TIN TỨC
Hội thảo nhân sự cho...
Nhằm nâng cao nhận thức cho các quản lý cấp cao và cấp trung của các DN Nhật Bản tại Việt Nam về vấn đề Chiến...
04/18/2019, TIN TỨC
Đối thoại DN Nhật...
Vào ngày 30/10 vừa qua, Tỉnh Long An đã tổ chức cuộc họp mặt, đối thoại với DN Nhật Bản đang hoạt động sản...
10/08/2018, TIN TỨC
Team Building 2018 chung...
Trong tháng 9 vừa qua, Kizuna đã tổ chức hoạt động Team building chung cho các DN đang hoạt động tại Khu nhà xưởng...
02/28/2019, TIN TỨC
Chuyển đổi thuê bao...
Theo Bộ Thông Tin & Truyền Thông, các thuê bao di động 11 số đã được chuyển đổi sang 10 số. Các thuê bao di động 10...
04/09/2018, TIN TỨC
Giấy chứng nhận cơ...
Theo quy định của Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 hiệu lực từ ngày 01/07/2011 và các Nghị định, Thông tư liên...
03/20/2019, TIN TỨC
Tổng kết tình hình...
Trong 6 tháng đầu năm 2017, tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam là 19,22 tỷ USD, tăng 54,8% so với cùng kỳ năm 2016. Cả...
09/06/2018, TIN TỨC
Chia tay và hẹn gặp...
SEAPAC là DN sản xuất sản phẩm phục vụ ngành câu cá cho thị trường Mỹ. Đây là DN Hàn Quốc lần đầu tiên đầu...
09/02/2020, TIN TỨC
Semitec Electronics Việt...
Vào ngày 13/8/2018, UBND tỉnh Long An đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua “DN Long An hội nhập và phát...
09/15/2020, TIN TỨC
Nhà xưởng sản xuất...
Khi chọn lựa nhà xưởng sản xuất thì chi phí sẽ được xem là yếu tố "đủ". Vậy thì vị trí nhà xưởng sẽ...
02/28/2018, TIN TỨC
Giấy chứng nhận...
Đối với những DN nước ngoài lần đầu tiên đầu tư tại Việt Nam ắt hẳn không tránh khỏi những bỡ ngỡ với các...