3 thủ tục hành chính doanh nghiệp nước ngoài cần nắm để tránh rủi ro
Việt Nam thu hút các DN FDI nhờ tốc độ phát triển kinh tế và nguồn lao động giá rẻ. Việc tự xây nhà máy sản xuất đối với các DN nước ngoài gặp nhiều khó khăn. Nhờ đó dịch vụ cho thuê nhà xưởng 1000m2 vừa và nhỏ đang phát triển nhanh chóng. Dù vậy, bên cạnh các thuận lợi vẫn tồn tại một số bất lợi mà DN FDI phải đối mặt. Khi đầu tư tại Việt Nam thì thủ tục hành chính là thứ khiến các DN đau đầu. Bài viết dưới đây sẽ nói về 3 thủ tục hành chính các DN nước ngoài cần nắm để tránh rủi ro.
Các thủ tục hành chính mà DN nước ngoài cần nắm rõ
1/ Thủ tục về hải quan
Thủ tục hành chính về hải quan
Thủ tục hải quan là thủ tục hành chính quan trọng mà DN cần quan tâm. Tuy nhiên, thủ tục hải quan ở mỗi quốc gia lại hoàn toàn khác nhau và khá phức tạp. Dưới đây là một số lưu ý về thủ tục hải quan mà doanh nghiệp cần lưu tâm:
Thứ nhất là khâu chuẩn bị hồ sơ và khai báo của thủ tục thông quan. Vướng mắc lớn nhất của các doanh nghiệp là việc các quy định hay thay đổi. Tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn này là tương đối cao (51%).
Thứ hai là xác định trị giá hải quan. Các DN nêu những khó khăn cụ thể đối với việc thực hiện thủ tục kiểm tra. Sau đó DN xác định mã số HS và kiểm tra, từ đó sẽ xác định được trị giá hải quan. Nhiều DN phản ánh về việc mã số HS không chi tiết như sản phẩm xuất nhập khẩu. Do đó việc áp mã HS gặp nhiều khó khăn. Công tác xác định mã HS chưa nhất quán trong cơ quan hải quan. Điều này khiến các DN đối mặt rủi ro bị phạt hành chính dù họ đã áp mã theo hướng dẫn của cán bộ hải quan trong thủ tục thông quan.
Thứ ba là chi phí ngoài. Có thể nói, đây là vấn đề nhạy cảm nhất của ngành hải quan. Giới DN xuất nhập khẩu cũng đề cập đến vấn đề nhức nhối này rất nhiều. Ngành hải quan trong suốt những năm qua không ngừng hoàn thiện các quy định nội bộ. Điều này nhằm ngăn chặn tối đa sự nhũng nhiễu, tha hóa của cán bộ. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng chi phí ngoài vẫn tồn tại.
Đăng Ký
Diện tích linh hoạt từ 250 - 10.000 m²
2/ Thủ tục về bảo hiểm xã hội
Sau một thời gian hoạt động, DN lập hồ sơ nộp bảo hiểm cho nhân viên. Điều này nhằm đảm bảo rằng mọi nhân viên đều có đầy đủ quyền lợi. Các loại bảo hiểm DN cần nộp: BHXH, BHYT, BHTN và BHXH cho người nước ngoài. Đây là thủ tục bắt buộc theo quy định của pháp luật . Tuy nhiên, việc tuân thủ các quy định về bảo hiểm không phải là điều dễ dàng đối với DN. Bảo hiểm xã hội trở thành thủ tục gây phiền hà cho DN, chiếm đến 26%.
Chính vì vậy, thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp vẫn cố tình trốn nộp bảo hiểm cho người lao động. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần lưu ý, việc trốn đóng bảo hiểm khi bị phát hiện sẽ bị xử lý nghiêm ngặt và gây ra nhiều hệ lụy hơn nữa.
3/ Thủ tục hành chính về thuế
Thủ tục hành chính về thuế
Thuế luôn là vấn đề mà các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Nếu DN làm sai quy định sẽ phải chịu phạt rất nặng. Các DN FDI cho rằng thủ tục về thuế chiếm 25% so với các thủ tục khác về mức độ gây khó khăn. Tại Việt Nam, DN phải hoàn thành 32 khoản thuế tương đương trung bình 873 giờ làm việc.
Tuy nhiên, tại khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, các doanh nghiệp chỉ mất 209 giờ. Đây là một trong các rào cản lớn của doanh nghiệp FDI khi đến đầu tư tại Việt Nam. Do vậy, cập nhật các quy định mới là việc mà kế toán và lãnh đạo DN cần lưu ý. Đây cũng là lý do tại sao dịch vụ cho thuê nhà xưởng 1000m2 như ở Kizuna lại chú tâm đến dịch vụ tư vấn thủ tục thuế cho khách hàng.
Như vậy, DN cần chuẩn bị những thủ tục hành chính trên để đăng ký kinh doanh. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp việc đăng ký dễ dàng hơn. Từ đó sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và tiền bạc. DN cũng có thể nhanh chóng đi vào sản xuất, kinh doanh.