3 xu hướng của các công ty Nhật Bản vào Việt Nam đầu tư 2019
Nhật Bản hiện là quốc gia viện trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất cho Việt Nam. Ngoài ra, Nhật Bản còn là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai; đối tác lớn thứ ba về du lịch và đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam. Thời gian gần đây, xu hướng đầu tư của công ty Nhật Bản vào Việt Nam đã có sự thay đổi. Đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng của những xu hướng mới này nhanh hơn nhiều so với những xu hướng truyền thống trước đó.
Nhiều công ty Nhật Bản kí kết, hợp tác với Việt Nam
3 Xu hướng của các Công ty Nhật Bản vào Việt Nam đầu tư vào năm 2019
1. Xu hướng phát triển ngành chế tạo
Việt Nam là quốc gia có nguồn nhân lực dồi dào, phí nhân công rẻ. Thế nên, ngành công nghiệp chế tạo là một ngành thu hút nhiều đầu tư của Nhật Bản. Tuy xu hướng này không mới nhưng vẫn được đánh giá là có nhiều phát triển trong thời gian tới. Đồng thời, ngành công nghiệp phụ trợ là một trong những lĩnh vực quan trọng đối với hoạt động thu hút FDI từ Nhật Bản.
Ông Hironubu Kitagawa – Trưởng đại diện tổ chức Xúc tiến Thương mại cũng đã chia sẻ về thị trường Việt. Mặc dù, tỷ lệ mua sắm tại Việt Nam còn thấp. Tuy nhiên, nếu nhìn theo khía cạnh khác có thể thấy rằng, lĩnh vực công nghiệp phụ trợ của Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa để phát triển hơn nữa. Sở dĩ như vậy là bởi cấu tạo của các sản phẩm hoàn toàn khác nhau. Tiêu biểu như xe ô tô, xe máy điện hoặc máy văn phòng. Các phụ tùng linh kiện cũng rất khác nhau. Thế nên, nếu Việt Nam có thể làm rõ được rằng trong tương lai nên cần tập trung sức lực vào lĩnh vực nào của ngành sản xuất thì cơ hội hợp tác với Nhật Bản sẽ còn rộng mở hơn”.
2. Xu hướng phát triển ngành phân phối bán lẻ của công ty Nhật Bản
Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh về kinh tế trong những năm vừa qua. Vì điều này, VN đang là một địa điểm sản xuất lý tưởng của các nhà đầu tư Nhật Bản. Nguồn lực dồi dào với chi phí nhân công rẻ luôn là ưu thế của Việt Nam. Việt Nam còn là một thị trường hứa hẹn với các nhà đầu tư trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Bởi vì, Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường tiêu dùng hấp dẫn trong khu vực. Dân số Việt Nam khoảng 100 triệu dân, thu nhập ngày càng cao và ngân sách cho hoạt động chi tiêu nhiều hơn. Điều này chính là điểm thu hút các nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng và doanh nghiệp nói chung.
Công ty Nhật Bản xuất hiện nhiều trên Việt Nam ở lĩnh vực bán lẻ
Đặc biệt với mức tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, với 7,08% năm 2018. Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường trọng điểm của khu vực. Đây chính là lý do để tập đoàn bán lẻ Nhật Bản lựa chọn Việt Nam là điểm đến mở rộng kinh doanh. Hàng loạt những tên tuổi và những nhà đầu tư lớn của Nhật đổ bộ vào Việt Nam. Tiêu biểu như các công ty sản xuất mỹ phẩm, tập đoàn Aeon,... Và kết quả là tỷ lệ vốn đầu tư vào ngành phân phối, bán lẻ tăng từ 14% (2014) lên 17% (2015). Con số này sẽ còn tăng mạnh hơn nữa trong thời gian tới.
3. Xu hướng phát triển ngành thương mại, dịch vụ
Không chỉ dừng lại ở những công ty sản xuất mỹ phẩm mang thương hiệu Nhật hay chuỗi bán lẻ tên tuổi. Việt Nam còn có cơ hội tiếp cận với Nhật Bản trong những dự án đầu tư về thương mại, dịch vụ. Số dự án đầu tư cho ngành khách sạn, ăn uống trở nên tăng cao. Do ảnh hưởng của các chính sách nới lỏng quy chế đầu tư nước ngoài đối với ngành này. Từ năm 2015, với 11 dự án đầu tư, chiếm 4% tổng số dự án. Quy mô thị trường và nhu cầu tiêu dùng với tỷ lệ dân số trẻ chiếm phần lớn. Đây là yếu tố khuyến khích sự dịch chuyển xu hướng đầu tư mới của các công ty Nhật Bản tại Việt Nam.
Như vậy, ở Việt Nam ko chỉ có những công ty sản xuất mỹ phẩm mang thương hiệu Nhật. Cùng với sự phát triển kinh tế, ngày càng có nhiều xu hướng mới từ Nhật đầu tư vào VN. Điều này mang lại nhiều lợi ích kinh tế hơn, phát triển mạnh mẽ hơn cho Việt Nam. Hi vọng, chính phủ Việt Nam có những chính sách, đường lối mạnh mẽ hơn nữa để đẩy mạnh sự phát triển này.