4 Giai đoạn phát triển của nhà máy sản xuất thông minh
Nhà xưởng thông minh đang là mô hình mà rất nhiều KCN hướng tới. Thế nhưng con đường để xây dựng nhà máy thông minh không hề đơn giản. Sự quá tải thông tin về mô hình này đã khiến các nhà xưởng không biết đâu là mô hình đúng, đâu là mô hình sai. Từ đó dẫn đến rất nhiều sai sót trong quá trình phát triển của nhà máy thông minh. Do vậy việc có được nguồn thông tin chính xác để phát triển mô hình này là vô cùng quan trọng. Dưới đây sẽ là 4 giai đoạn phát triển của một nhà máy sản xuất thông minh dành mà các DN cần phải biết.
Nguyên nhân dẫn đến việc hình thành nhà máy sản xuất thông minh
Điều đầu tiên quan trọng nhất đó là các nhà sản xuất phải hiểu rằng nhà máy thông minh chủ yếu là về dữ liệu. Trước khi có CMCN 4.0, các DN phải dựa vào phương pháp thủ công để thu thập dữ liệu. Nhưng ngày nay, nhà máy thông minh sẽ thay bạn làm điều đó.
Nhà máy sản xuất thông minh
Nhưng khi bối cảnh ngành công nghiệp phát triển thì các phương pháp thủ công không còn phù hợp và bị loại trừ dần. Nhà máy thông minh xuất hiện trở thành điều tất yếu. Sự phát triển của nhà máy thông minh được xây dựng dựa trên những tiến bộ của Cách mạng công nghiệp lần thứ ba. Đó là bao gồm các hoạt động tự động hóa thu thập dữ liệu từ máy móc và các ứng dụng. Chính vì vậy có thể hiểu được sự phát triển của nhà máy sản xuất thông minh dựa trên sự phát triển của dữ liệu. Các công nghệ mới biến những dữ liệu thô thành quy trình hợp lý để tăng hiệu quả sản xuất cho DN.
4 Cấp độ phát triển của máy máy sản xuất thông minh
# Cấp độ 1: Dữ liệu mang tính khả dụng, thô sơ
Hệ thống cấp một của nhà xưởng thông minh có rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Ở cấp độ 1 này các dữ liệu mà nhà máy cần hầu hết đã có sẵn. Nhưng đây vẫn là những nguồn dữ liệu thô sơ, rất khó có thể sử dụng một cách thuần thục. Các dữ liệu này đều nằm trong một hệ thống độc lập đòi hỏi các doanh nghiệp phải dùng các biện pháp thủ công để biến chúng thành những thứ có ích. Ở cấp độ 1, việc giải quyết vấn đề này rất tốt thời gian, tiền bạc và công sức. Thậm chí các DN sẽ phải đấu đá với nhau để tìm kiếm cho mình những nguồn dữ liệu có ích.
# Cấp độ 2: Xây dựng hệ thống hoàn chỉnh
Trong giai đoạn này, các DN sẽ phải tích hợp tất cả các dữ liệu tìm được ở giai đoạn 1 vào với nhau. Các hệ thống dữ liệu phải đảm bảo tính liên kết với nhau dựa theo tác dụng mà nguồn dữ liệu mang lại. Nhờ vậy mà quá trình hoạt động của các dữ liệu sẽ trở nên mượt mà hơn. Bên cạnh đó, nhờ quá trình này mà các kỹ sư có thể truy cập dữ liệu trong hệ thống để tìm ra những sai sót, sự cố. Với việc truy cập dễ dàng, các sai sót sẽ được giải quyết nhanh chóng, giảm thiểu thiệt hại và tăng năng suất của nhà máy. Ngoài ra, nhờ hệ thống này mà các kỹ sư có thể thay đổi chất lượng, vật liệu sản xuất và áp dụng các chiến lược kinh doanh một cách dễ dàng.
# Cấp độ 3: Đưa hệ thống dữ liệu vào hoạt động
Nhà máy sản xuất thông minh đưa hệ thống dữ liệu vào hoạt động
Ở cấp độ 3, các DN sẽ phải chuyển từ giải quyết hậu quả sang việc phân tích các vấn đề có thể xảy ra để chủ động phòng ngừa. Hệ thống dữ liệu này sẽ cho phép các DN tiên đoán trước được những vấn đề có thể xảy ra trong tương lai để nhanh chóng khắc phục trước khi chúng xảy ra. Để xây dựng được hệ thống như vậy, máy móc thông minh cùng trí tuệ nhân tạo sẽ được áp dụng. Những công cụ này sẽ học tập từ các nguồn thông tin có sẵn và các thông tin có được trong quá trình vận hành. Việc làm này sẽ mất tầm 2 đến 3 tháng tùy theo tính chất ngành nghề của các DN. Sau khi học tập xong, máy móc thông minh sẽ mang đến những dự đoán có tính chính xác cao, dựa trên những thông tin có được. Nhờ đó sẽ hỗ trợ tối đa cho các DN cho việc giải quyết các vấn đề sản xuất.
# Cấp độ 4: Định hướng phát triển theo dữ liệu máy móc học hỏi được
Ở giai đoạn 4, hệ thống máy móc sẽ triển khai các khuyến nghị mà nó tìm thấy thông qua việc phân tích dữ liệu trong quá trình sản xuất. Ví dụ hệ thống trí tuệ nhân tạo sẽ phân tích quá trình hoạt động của một dây chuyền sản xuất. Sau khi phân tích xong, hệ thống này sẽ báo về cho DN cách tối ưu hóa dây chuyền sản xuất này. Nếu được sự đồng ý từ DN, hệ thống sẽ tự động triển khai nhanh chóng và hoàn toàn khép kín. Để làm được điều này, các bộ nhớ dữ liệu sẽ cần một không gian lưu trữ lớn. Đi kèm với đó là thời gian thu thập thông tin cần thiết để đưa ra những dự đoán, lời khuyên dành cho DN.
Trên đây là 4 giai đoạn phát triển mà các nhà xưởng thông minh sẽ cần phải trải qua. Để xây dựng và thực hiện được 4 giai đoạn này không phải là điều dễ dàng. Do đó cần có sự chuẩn bị kỹ càng về thời gian cũng như kinh tế để đảm bảo quá trình vận hành diễn ra trơn tru.