Các tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng doanh nghiệp cần nắm [Mới nhất]
Trong khu công nghiệp Việt Nam, bên cạnh nhà xưởng xây sẵn, nhà xưởng thông minh, nhà xưởng tiêu chuẩn là phương án được nhiều DN lựa chọn khi có nhu cầu cần tìm không gian sản xuất. Nhà xưởng tiêu chuẩn cần có những tiêu chuẩn gì? Thuê nhà xưởng quy mô vừa và nhỏ ở đâu để sản xuất hiệu quả và tiết kiệm chi phí?
Xây dựng nhà công nghiệp đạt chuẩn là điều kiện đầu tiên để chủ đầu tư và doanh nghiệp đánh giá toàn diện chất lượng công trình. Những quy định tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng mới nhất đã cụ thể hóa từng hạng mục, buộc các bên liên quan như chủ đầu tư, đơn vị thiết kế và thi công phải tuân thủ nghiêm minh các tiêu chuẩn kỹ thuật. Do đó, để chuẩn bị xây dựng nhà xưởng, việc cập nhật những yêu cầu thiết yếu từ Kizuna là điều vô cùng cần thiết. Cùng tìm hiểu nhé!
1. Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng là gì?
Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng là gì?
Các thông số kỹ thuật và phương pháp xây dựng cụ thể cho từng phần của nhà xưởng được quy định trong các tiêu chuẩn thiết kế. Đơn vị xây dựng cần cân nhắc kỹ lưỡng các tiêu chuẩn này để tạo ra bản vẽ đáp ứng đúng quy mô và công năng sử dụng của từng hạng mục đảm bảo tính chính xác và hiệu quả trong quá trình thiết kế.
Các tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng công nghiệp đóng vai trò nền tảng để đánh giá chất lượng toàn diện của công trình sau khi hoàn thiện. Thêm vào đó, tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn này ngay từ giai đoạn lập kế hoạch sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi, giúp quá trình xây dựng diễn ra trôi chảy và đúng tiến độ dự kiến đảm bảo chất lượng và hiệu quả dự án.
2. Những tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng mới nhất bạn nên tham khảo
Những tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng mới nhất
Yêu cầu về thiết kế nội thất nhà xưởng cần ưu tiên tối đa hóa hiệu quả vệ sinh và ngăn ngừa ô nhiễm chéo giữa các giai đoạn sản xuất. Cụ thể, cấu trúc và kết cấu nhà xưởng cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện kỹ thuật sau:
- Lựa chọn vật liệu xây dựng cần ưu tiên độ bền cao, dễ dàng bảo trì, sửa chữa và khử trùng khi cần. Đặc tính này rất quan trọng trong việc duy trì môi trường sản xuất sạch sẽ.
- Bề mặt tường, vách ngăn và sàn nhà cần sử dụng vật liệu chống thấm nước hiệu quả, đồng thời không phát thải các chất độc hại, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người lao động.
- Thiết kế tường và vách ngăn phải đảm bảo độ phẳng, thẳng, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất của công nhân.
- Sàn nhà cần được lát bằng vật liệu dễ vệ sinh, kết hợp với hệ thống thoát nước hiệu quả để tránh tích tụ nước và chất thải.
- Vật liệu sử dụng cho trần nhà cần có khả năng chống bám bụi tốt, nhằm hạn chế tối đa bụi rơi xuống khu vực sản xuất.
- Cửa sổ cần dễ dàng vệ sinh, trang bị lưới chống côn trùng và đảm bảo độ kín khít để ngăn ngừa bụi bẩn và ô nhiễm từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào nhà xưởng.
Đạt tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng cần đáp ứng các yêu cầu về hệ thống kỹ thuật, đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra an toàn và hiệu quả. Cụ thể, các tiêu chí sau cần được xem xét kỹ lưỡng:
- Hệ thống cấp nước cần được thiết kế minh bạch, phân chia rõ ràng nguồn nước uống và nguồn nước dùng trong sản xuất hoặc làm lạnh. Việc tách biệt các hệ thống này là điều cần thiết để đảm bảo an toàn vệ sinh.
- Hệ thống thoát nước và xử lý chất thải cần được bố trí hợp lý, nhằm ngăn ngừa ô nhiễm và đảm bảo an toàn cho người lao động cũng như quá trình sản xuất.
- Các thiết bị và phương tiện làm sạch cần được cung cấp đầy đủ nước, với khả năng điều chỉnh nhiệt độ nước nóng, lạnh phù hợp với từng loại thiết bị và vật liệu.
- Ngoài những yêu cầu trên, các tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng khác cũng cần được tuân thủ nghiêm ngặt, bao gồm: khu vực vệ sinh cá nhân và các phương tiện vệ sinh, hệ thống kiểm soát nhiệt độ và chất lượng không khí, hệ thống thông gió, cũng như việc bố trí hệ thống chiếu sáng phù hợp, cân bằng giữa ánh sáng tự nhiên và nhân tạo.
3. Một số quy chuẩn về thiết kế nhà xưởng theo từng hạng mục
Quy chuẩn về thiết kế nhà xưởng
Áp dụng các tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất là yếu tố then chốt quyết định hiệu quả hoạt động. Dưới đây nội dung sẽ trình bày chi tiết các tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng quan trọng như:
Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà xưởng
Độ bền vững của công trình phụ thuộc rất nhiều vào nền móng, phần chịu lực chính của toàn bộ cấu trúc. Do đó, thiết kế nền móng nhà xưởng cần được thực hiện một cách bài bản và chính xác. Trước hết, quá trình thiết kế cần tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn TCVN 2737:1995 về tải trọng và điều kiện địa chất tại khu vực xây dựng. Bước này vô cùng quan trọng, giúp xác định khả năng chịu tải của nền đất và đưa ra các giải pháp kỹ thuật phù hợp.
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng của nhà xưởng, vật liệu xây dựng nền móng sẽ được lựa chọn sao cho phù hợp. Các loại nền phổ biến bao gồm: nền bê tông, nền cốt thép, nền bê tông cốt thép chịu lực, nền lát gạch xi măng, và nền lát ván gỗ. Trong đó, nền bê tông được ưa chuộng rộng rãi nhờ khả năng đáp ứng đa dạng các yêu cầu kỹ thuật.
Đối với nền bê tông, cần tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật cụ thể sau:
- Kích thước tối ưu mỗi ô bê tông nên nhỏ hơn 60cm để tăng cường khả năng chịu lực cho các thiết bị máy móc trong quá trình hoạt động.
- Sử dụng chất trám khe giữa các ô bê tông là cần thiết, đảm bảo kết cấu vững chắc và ngăn ngừa các hư hỏng.
- Độ dày tối thiểu của lớp bê tông lót cần đạt 10cm để đảm bảo độ bền và khả năng chịu tải trọng.
Đối với các khu vực kho bãi, đặc biệt là những vị trí cầu cảng dùng để bốc dỡ hàng hóa rời, nền cần được thiết kế bằng phẳng và chắc chắn. Bề mặt nền cần có lớp lót cứng cáp, đảm bảo khả năng thoát nước nhanh chóng, ngăn ngừa tình trạng ngập úng và hư hỏng.
Tiêu chuẩn thiết kế mái và cửa mái nhà xưởng
Tiêu chuẩn thiết kế mái và cửa mái nhà xưởng
Kizuna sẽ trình bày tiếp các tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng trong khâu mái và cửa mái nhà xưởng. Tương tự như các bộ phận cấu thành khác, phần mái cũng tuân thủ những quy định riêng biệt. Cụ thể hơn, độ nghiêng của mái sẽ phụ thuộc vào vật liệu cấu tạo nên nó.
- Mái nhà làm bằng xi măng amiăng cần độ dốc từ 30 đến 40 phần trăm để đảm bảo hiệu quả thoát nước.
- Nếu sử dụng tôn múi, độ dốc mái nhà lý tưởng nằm trong khoảng 15 đến 20 phần trăm.
- Với mái lợp ngói, cần một độ dốc cao hơn, dao động từ 50 đến 60 phần trăm. Độ dốc lớn này rất cần thiết để nước mưa có thể chảy xuống nhanh chóng, tránh gây thấm dột.
- Đối với các công trình sử dụng tấm bê tông cốt thép làm mái, độ dốc chỉ cần từ 5 đến 8 phần trăm.
Hệ thống thoát nước mưa tuân thủ các tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng cùng kỹ thuật nghiêm ngặt, tùy thuộc vào vật liệu lợp mái được lựa chọn.
- Trong trường hợp công trình có nhiều nhịp mái, hệ thống thoát nước có thể được bố trí ở cả phía trong và phía ngoài công trình, kết hợp với hệ thống thoát nước chung. Thiết kế này cần tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo khả năng tiêu thoát nước hiệu quả, tránh gây ngập úng.
- Ngược lại, đối với các nhà xưởng có mái một nhịp, nếu chiều cao cột nhà dưới 5,5 mét, nước mưa có thể chảy tự do xuống đất mà không cần thiết kế hệ thống thoát nước riêng. Tuy nhiên, với chiều cao cột vượt quá mức này, lắp đặt hệ thống máng dẫn nước là cần thiết để đảm bảo an toàn và tránh những hư hại không mong muốn.
Một số điểm cần lưu ý trong tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng là kích thước cửa mái tối đa không vượt quá 48m2 và bắt buộc phải lắp kính cố định cho phần này. Nếu công trình không bố trí cửa mái, các công trình một hoặc hai nhịp cần được thiết kế để đảm bảo ánh sáng tự nhiên chiếu sáng đầy đủ.
Tiêu chuẩn thiết kế tường và vách ngăn nhà xưởng
Tiêu chuẩn thiết kế tường và vách ngăn nhà xưởng
Tường cùng vách ngăn được xem như hai bộ phận chính trong việc phân chia không gian nhà xưởng với bên ngoài. Theo quy định về thiết kế nhà xưởng công nghiệp, tường và vách ngăn cần tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chí về khả năng chịu tải.
Đăng Ký
Diện tích linh hoạt từ 250 - 10.000 m²
Tiêu chuẩn áp dụng với tường
- Mỗi nhà xưởng sẽ phù hợp với từng loại tường riêng biệt dựa trên diện tích cũng như chức năng sử dụng, bao gồm: tường chịu lực, tường tự chịu lực và tường chèn khung.
- Phần chân tường xây gạch bắt buộc phủ lớp chống thấm bằng bitum hoặc các chất liệu thay thế.
- Lớp chống ẩm tại chân tường được thi công bằng vữa xi măng mác 75, dày 20cm, nằm ngang bằng với bề mặt nền hoàn thiện.
Tiêu chuẩn áp dụng với vách ngăn
- Tùy thuộc vào yêu cầu thiết kế và điều kiện thi công, vách ngăn nhà xưởng có thể được xây dựng từ nhiều loại vật liệu khác nhau, bao gồm bê tông cốt thép, bê tông lưới thép, kết cấu khung thép, hay các loại vật liệu gỗ như ván ép, gỗ dán...
- Đối với những nhà xưởng có nhịp độ nhỏ hơn hoặc bằng 12 mét, chiều cao cột nhà thường được giới hạn dưới 6 mét.
Tiêu chuẩn thiết kế cửa sổ, cửa đi nhà xưởng
Tiêu chuẩn thiết kế cửa sổ, cửa đi nhà xưởng
Ánh sáng tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong thiết kế nhà xưởng, góp phần tối ưu hóa môi trường sản xuất và hoạt động kinh doanh. Do đó, thiết kế cửa sổ và cửa đi cần được tính toán kỹ lưỡng nhằm đảm bảo lượng ánh sáng cần thiết, cụ thể như sau:
Đối với cửa sổ
- Chiều cao cửa sổ nhà xưởng tối đa là 2,4 mét so với mặt sàn.
- Nếu cửa sổ vượt quá chiều cao 2,4 mét, bắt buộc phải thiết kế cố định thành khung vững chắc, đồng thời trang bị hệ thống kẹp giữ cánh cửa an toàn và hiệu quả, nhằm ngăn ngừa các sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.
- Nhà xưởng cần sử dụng cửa sổ vận hành bằng cơ cấu cơ khí, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật và đảm bảo độ bền cao.
Đối với cửa đi
- Hệ thống cửa đi thiết kế mở ra bên ngoài, thuận tiện cho việc ra vào và vận chuyển hàng hóa.
- Kích thước cửa ra vào nhà xưởng cần rộng rãi hơn kích thước xe vận tải ít nhất 20cm về chiều cao và 50cm về chiều rộng.
Bài viết trên đã trình bày những thông số kỹ thuật thiết kế nhà xưởng công nghiệp hiện hành, cùng một số tiêu chuẩn chuyên ngành xuất khẩu. Mong rằng những phân tích trong bài viết đã cung cấp những tri thức bổ ích, làm phong phú thêm hiểu biết về các tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng hiện đại. Nếu quý khách đang tìm kiếm các giải pháp tổng thể cho nhà xưởng của mình, vui lòng liên hệ với Kizuna.
Các chủ đề khác được quan tâm:
Cho thuê kho - nhà xưởng cho thuê - thuê xưởng - Thuê nhà xưởng tại TPHCM - Nhà xưởng công nghiệp - nhà xưởng quy mô nhỏ - nhà xưởng quy mô vừa và nhỏ - thuê xưởng sản xuất
Thuê nhà xưởng tiêu chuẩn thiết kế tốt, chất lượng đảm bảo, giá hợp lý tại Kizuna
Thuê nhà xưởng tiêu chuẩn chất lượng, giá hợp lý tại Kizuna
Nếu doanh nghiệp cần thuê nhà xưởng tiêu chuẩn thì Kizuna sẽ là đơn vị uy tín phù hợp cho bạn. Thiết kế nhà xưởng đa dạng quy mô của Kizuna đều đạt tiêu chuẩn quy định và bảo đảm an toàn sản xuất. Những điểm mạnh sau của Kizuna luôn được nhiều khách hàng đánh giá cao:
- Vị trí chiến lược: tỉnh Long An, giáp ranh với TPHCM, gần cảng Cát Lái (26km), sân bay Tân Sơn Nhất (24km), khu dân cư Phú Mỹ Hưng (16km). Bên cạnh đó, khu nhà xưởng Kiznuna còn gần các đường QL huyết mạch: QL 1A, QL50 và cao tốc Long Thành - Bến Lức
- Hệ sinh thái dịch vụ hỗ trợ toàn diện với nhân viên thông thạo Nhật/Hàn/Anh
- Hệ sinh thái dịch vụ tối ưu với hơn 50 dịch vụ đa dạng
- Kiến trúc nhà xưởng tối ưu: đa dạng diện tích: cho thuê nhà xưởng 250m2, cho thuê nhà xưởng 1000m2 đến nhà xưởng 80.000m2.
- Khu nhà xưởng dịch vụ Kizuna thông thoáng, hệ thống mái kéo dài 4m che thuận lợi
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật tiện ích đồng bộ: Xanh, sạch, trang bị đầy đủ điện nước, điện 3 nguồn, căn tin và an ninh 24/7
- Chinh sách Easy in - Easy out tiện lợi, nhanh chóng, an toàn
Bên cạnh nhà xưởng liền kề, ở Kizuna đặc biệt với mô hình nhà xưởng cao tầng, Kizuna chú trọng tập trung phát triển xây dựng hệ thống nhà xưởng đồng bộ, kiến trúc vững chắc, nhiều cửa ra vào cho xe tải vận chuyển hàng hóa, thang máy hàng hóa và nhân viên tách biệt, hệ thống PCCC nhà xưởng spinkler hiện đại.
Cụ thể, block O và P được thiết kế tiện dụng, phù hợp với nhiều ngành nghề cần thuê xưởng may, xưởng sản xuất cơ khí, xưởng sản xuất thực phẩm..
Nhà xưởng tiêu chuẩn sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng quy trình vận hành sản xuất hiệu quả. Đã và đang có nhiều DN sản xuất lựa chọn khu nhà xưởng xây sẵn Kizuna vì chất lượng hạ tầng và hệ sinh thái dịch vụ tối ưu. Liên hệ ngay Kizuna để được tư vấn!
Sản xuất hiệu quả với thuê nhà xưởng tiêu chuẩn Kizuna!