Công nghiệp 4.0 mở ra con đường mới cho doanh nghiệp nội thất
Sự phát triển bùng nổ của khoa học công nghệ đã tác động mạnh mẽ lên nhiều lĩnh vực. Và trong đó, các nhà máy sản xuất nội thất cũng không đứng ngoài cơn “bão công nghệ”. Điều này đồng thời mở ra những con đường mới cho doanh nghiệp nội thất.
Những con đường mới cho doanh nghiệp nội thất trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được hình thành từ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số. Trong đó công nghệ thông tin đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra những điều chưa từng có trong lịch sử. Và có ảnh hưởng sâu rộng tới kinh tế, xã hội, cách thức sản xuất cũng như con người.
Công nghiệp 4.0 là xu thế tất yếu mà Việt Nam phải hướng đến để theo kịp các nước phát triển trên thế giới. Cùng với đó, là những hứa hẹn về cuộc “đổi đời” của các doanh nghiệp Việt Nam. Và doanh nghiệp sản xuất đồ nội thất không phải ngoại lệ.
1/ Chuyển từ thủ công sang sử dụng máy móc hiện đại
Trước đây, ngành nội thất thường gắn liền với “thủ công mỹ nghệ”. Các công đoạn trong sản xuất đồ nội thất thường là công đoạn thủ công. Những người thợ sẽ phải làm việc liên tục, tỉ mẩn, tự tay đục đẽo mới cho ra được thành phẩm. Phương pháp này được đánh giá cao về sự cầu kỳ, song hiệu quả và lợi nhuận không cao. Không chỉ vậy, nên người thợ sẽ phải tiếp xúc với các yếu tố độc hại. Và các thiết bị máy móc thô sơ có thể là nhân tố gây ra các trường hợp tai nạn lao động.
Tuy nhiên, với sự phát triển công nghệ sản xuất, các điểm hạn chế này sẽ được cải tiến. Đồng nghĩa với việc mở ra tương lai mới cho các nhà máy sản xuất nội thất. Các thiết bị máy móc hiện đại sẽ được sử dụng thay thế phương pháp thủ công. Nhà xưởng sẽ được đầu tư máy tự động, được vận hành thông qua những lập trình sẵn. Khi đó, các lát cắt bằng máy tự động sẽ cho ra các thanh gỗ đồng đều và nhanh hơn rất nhiều. Vì vậy, việc sản xuất sẽ nhanh hơn, tốn ít sức người hơn và an toàn cho con người hơn. Và dữ liệu thu thập đầy đủ hơn, quyết định được đưa ra nhanh chóng hơn.
Đăng Ký
Diện tích linh hoạt từ 250 - 10.000 m²
2/ Công nghiệp 4.0 góp phần mang đến những sản phẩm nội thất thông minh
Không chỉ giúp việc sản xuất sản phẩm nhanh hơn, ít lỗi hơn, mà công nghiệp 4.0 còn giúp doanh nghiệp có thể “thông minh hóa” sản phẩm.
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ sản xuất, ngày càng có nhiều dòng sản phẩm nội thất thông minh được ra đời. Điều này nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng. Các sản phẩm nội thất sẽ được thiết kế theo xu hướng hiện đại, vừa tiện dụng, vừa tiết kiệm không gian. Thậm chí, một chiếc bếp có kết nối wifi, truyền hình, phát nhạc, chơi đàn. Chiếc giường vừa được thiết kế làm giường và vừa có thể làm bàn ghế. Và đương nhiên, giá cả cũng sẽ tương ứng với sản phẩm. Vậy nên, tùy vào điều kiện khách hàng sẽ có những lựa chọn phù hợp.
3/ Công nghệ 4.0 giúp doanh nghiệp nội thất nâng cao chất lượng dịch vụ hậu mãi
Việt Nam đang tiến vào thời kì công nghệ 4.0 và hầu như các lĩnh vực đều chuyển mình theo đó. Ngay cả nhu cầu của người dân cũng thay đổi theo xu hướng công nghệ và thị trường nội thất cũng không ngoại lệ. Nhờ đó, DN có nhiều điều kiện mang đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất.
Nhờ công nghệ, khách hàng sẽ kiểm tra được xuất xứ, chất lượng của sản phẩm ngay tại nhà. Không chỉ vậy, dịch vụ bảo hành sửa chữa trở lên thuận tiện hơn. Trước đây nếu cánh cửa, sofa hay tủ, bàn ghế… bị hỏng, khách hàng phải gọi điện thoại thông báo. Hiện nay, khách hàng có thể phản ánh bằng hình ảnh thông qua email hoặc tin nhắn qua website công ty. Từ đó nhân viên bảo hành chỉ cần mang vật liệu, đồ nghề đến sửa.
Bên cạnh đó, thông tin phản hồi, mã số khách hàng, vận chuyển sản phẩm, đều được mã hóa. Khách hàng và doanh nghiệp chỉ cần dùng điện thoại để nắm bắt thông tin về sản phẩm. Cụ thể là kiểm tra được chất liệu, ngày mua, chế độ bảo hành,... Đây là một trong những tiện ích tốt nhất của công nghệ 4.0 với doanh nghiệp kinh doanh.
Như vậy, công nghệ 4.0 đã mang đến cho các nhà máy sản xuất đồ nội thất những con đường mới nhiều triển vọng. Và để vươn xa hơn nữa trên chặng đường phát triển, các doanh nghiệp nội thất cần nỗ lực nhiều hơn nữa. Hy vọng bài viết trên hữu ích với DN của bạn.