Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam
Trong thời gian gần đây, nền kinh tế thế giới đang có những biến động lớn. Mà tiêu biểu là cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc Mỹ - Trung. Trong xu thế đó, Việt Nam cũng không năm ngoài với những cơ hội mới cho nền kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam mở rộng cửa đón những DN FDI đến đầu tư và khởi nghiệp, trong đó không thể không kể đến các công ty sản xuất linh kiện điện tử. Bài viết dưới đây sẽ nêu lên những cơ hội của nền kinh tế Việt Nam trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
Những cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam
1/ Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
Một trong những cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam trước cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đó chính là thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu. Việc Mỹ liên tục có những đòn tấn công mạnh đối với hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sẽ làm cho hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ tiếp tục mất khả năng cạnh tranh hơn. Và trong bối cảnh đó Việt Nam chính là quốc gia được lựa chọn thay thế lý tưởng. Đây cũng là lý do, số lượng hàng hóa của Việt Nam sang các thị trường của Mỹ có những bước gia tăng đột biến. Trong 3 tháng đầu năm 2019, hàng nhập khẩu từ Việt Nam vào Mỹ tăng đến 40% . Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong năm tháng đầu năm đạt 22,7 tỉ đô la Mỹ. Con số này tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, các sản phẩm điện tử của các công ty sản xuất linh kiện điện tử tăng 72%, đồ nội thất tăng 35% và vali – túi xách tăng 30%.
Những số liệu ở trên là bằng chứng cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng thay thế cho hàng Trung Quốc sang Hoa Kỳ được hưởng lợi.
2/ Thu hút vốn đầu tư FDI
Do những đòn tấn công mạnh về thuế của Mỹ, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc và Hong Kong ào ạt đổ vốn vào Việt Nam. Đây là đòn bẩy làm gia tăng tỷ lệ doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam. Trong 5 tháng đầu năm nay, tỷ lệ DN FDI đầu tư vào Việt Nam tăng đến 69% trong 5 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái. Sự dịch chuyển này cho thấy ảnh hưởng đáng kể của chiến tranh thương mại đối với Việt Nam. Theo đó, Trung Quốc trở thành quốc gia đăng ký FDI mới lớn nhất vào Việt Nam, vượt cả Hàn Quốc và Nhật Bản. Số dự án FDI từ Trung Quốc tính đến tháng 05/2019 là 1,3 tỷ đô la Mỹ. Trong khi đó các nước Singapore và Hàn Quốc, mỗi nước chỉ có mức gần 700 triệu đô la Mỹ.
Làm gì để tận dụng với những cơ hội ?
1/ Theo dõi tình hình xuất khẩu và những diễn biến của cuộc chiến thương mại
Tuy nhìn nhận được những lợi ích trong hoạt động xuất nhập khẩu. Song Việt Nam cũng cần theo dõi sát sao tình hình xuất nhập khẩu của các nước vào Mỹ trong thời gian này. Bước này rất quan trọng nhằm tránh tình trạng hỗn loạn trong thị trường và gây bất lợi cho vị thế của Việt Nam. Quan trọng nhất là để tránh tình trạng các nước khác lợi dụng ưu thế của Việt Nam và ùn hàng vào, gắn mác “Made in Viet Nam” để xuất đi Mỹ. Nếu để tình trạng này xảy ra, có thể Việt Nam sẽ phải hứng chịu đòn trừng phạt của Mỹ khi phát hiện những sai sót trong xuất nhập khẩu.
Không chỉ vậy, Việt Nam cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình, đặc biệt là thông tin về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Thêm nữa là việc cập nhật đầy đủ danh mục hàng hóa bị áp thuế của cả Mỹ và Trung Quốc. Bước đi này nhằm tìm cơ hội đa dạng hóa và thúc đẩy xuất khẩu vào các thị trường này.
2/ Có những chủ trương để chọn lựa những dự án FDI tốt nhất cho nền kinh tế
Trong xu thế tăng nhanh chóng của dự án FDI, Việt Nam cũng phải hết sức cẩn trọng để lựa chọn những dự án FDI tốt nhất cho nền kinh tế. Tránh trường hợp mở cửa đại trà để cho các dự án với quy trình lạc hậu, ô nhiễm môi trường trà trộn vào, gây hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt các dự án FDI tăng không kiểm soát tạo ra nguy cơ quá tải hạ tầng. Kèm theo đó là những cơn sốt bất động sản và lao động. Đặc biệt là những tác động tiêu cực đến môi trường trong bối cảnh năng lực quản lý và giám sát của nhà nước còn chưa được như kỳ vọng.
Chính vì vậy, chúng ta cần phải chọn lọc hơn trong việc tiếp nhận nguồn vốn FDI, ưu tiên những ngành có giá trị gia tăng cao, công nghệ mới, và thân thiện với môi trường. Trong đó có thể kể đến các ngành CNHT với các công ty sản xuất linh kiện điện tử.
3/Từng bước tăng cường môi trường đầu tư kinh doanh
Tuy gặt hái được những thành công trên các thị trường, song Việt Nam không được ngủ quên trong việc cải cách môi trường kinh doanh. Điều này có ý nghĩa trong việc đổi mới thể chế, và chất lượng nguồn lao động. Bên cạnh đó Chính phủ cần tiếp tục cải thiện thủ tục hành chính và tăng tốc quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. Điều này là những tiền đề tạo ra sức hút lâu dài của nền kinh tế Việt Nam đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Như vậy, có thể thấy rằng cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung mang đến cho Việt Nam những cơ hội không thể bỏ qua. Song, trong xu thế đó cũng đòi hỏi Việt Nam có sự tỉnh táo nhất định để tận dụng tốt nhất những cơ hội này. Và những DN vừa và nhỏ đầu tư ở Việt Nam như các công ty sản xuất linh kiện điện tử cũng phải theo đó để có những chiến lược phù hợp