Vì sao nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc chọn đầu tư sản xuất tại Việt Nam?
Tại nhiều nơi trên thế giới, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến nền kinh tế vẫn rơi vào tình trạng khủng hoảng và đình trệ. Tuy vậy, tại Việt Nam tình hình kinh tế đang có dấu hiệu khởi sắc trở lại nhờ công tác kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh đang được làm rất tốt. Điều này đã phần nào trả lời cho câu hỏi: “Tại sao nhiều doanh nghiệp nước ngoài chọn đầu tư tại Việt Nam trong thời điểm này? Đặc biệt là các doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc”. Hãy cùng Kizuna đi sâu hơn để tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Làn sóng các doanh nghiệp Hàn Quốc tìm hiểu đầu tư tại Việt Nam
Theo số liệu tính đến tháng 12 năm 2019, Hàn Quốc vẫn đang là nhà đầu tư đứng đầu trong thị phần góp vốn FDI tại nước ta. Điều này lý giải tại sao ngày càng nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đã và đang tìm hiểu đầu tư tại Việt Nam. Trong những năm vừa qua, số lượng các DN vốn FDI từ Hàn Quốc tìm hiểu đầu tư tại Việt Nam không ngừng tăng, tính đến cuối năm 2019 con số này đã lên đến 7,92 tỷ USD – chiếm tỷ trọng 20,8% tổng số vốn đầu tư cả nước.
Với nguồn đầu tư từ nước ngoài, thị trường Việt Nam bắt đầu có sự da dạng hóa ngành nghề sản xuất kinh doanh. Trong đó phải kể đến các ngành nghề chủ yếu, được nhận định sẽ trở thành ngành nghề trọng điểm nửa cuối năm 2020 như: dệt may, thực phẩm, cơ khí, điện – điện tử,…
Luật đầu tư Việt Nam
Căn cứ vào luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, Nhà nước Việt Nam hoan nghênh các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường trong nước trên cơ sở hợp tác cùng phát triển, tôn trọng độc lập và chủ quyền cũng như pháp luật của Việt Nam. Tạo cơ sở để phát triển thị trường kinh tế trong nước.
Các ưu đãi, hỗ trợ tốt khi doanh nghiệp FDI trong luật đầu tư tại Việt Nam
Nhìn thấy được làn sóng tìm hiểu luật đầu tư tại Việt Nam của các doanh nghiệp Hàn Quốc, thị trường Việt Nam cũng mở cửa, có các chính sách ưu đãi và hỗ trợ cho các doanh nghiệp này. Cụ thể là đẩy mạnh hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, bồi dưỡng nguồn nhân lực có chất lượng cao, xây dựng các cơ sở hạ tầng dành cho sản xuất – kinh doanh và cải cách các thủ tục hành chính.
Chất lượng hệ thống nhà xưởng sản xuất xây sẵn tại Việt Nam
Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của nhiều ngành công nghiệp chủ yếu hiện nay đó là chất lượng của hệ thống nhà xưởng. Nhà xưởng có đủ các chứng nhận quốc tế, hợp vệ sinh, diện tích phù hợp cho việc sản xuất chính là mấu chốt cho việc phát triển và mở rộng kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Đi cùng sự phát triển của nền kinh tế, các mô hình hệ thống nhà xưởng sản xuất xây sẵn tại Việt Nam cũng đang được hình thành và đi vào hoạt động. Trong đó phải kể đến Kizuna là đơn vị đi tiên phong phát triển mô hình này.
Hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam
Việt Nam có vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi để phát triển các hoạt động xuất nhập khẩu và kinh tế biển. Với đường biển trải dài và hệ thống cảng rộng khắp cả nước, nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đã nắm bắt được điều này khi khi tìm hiểu đầu tư tại Việt Nam. Cụ thể chỉ riêng TP. Hồ Chí Minh, ngành xuất nhập khẩu 4 tháng đầu năm 2020 đã đóng góp gần 25% vào tổng thu ngân sách cả nước, tổng kim ngạch của dịch vụ xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 14.42 tỷ USD. Trong nửa sau năm 2020 con số này hứa hẹn sẽ còn tăng cao.
Cộng đồng các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam
Chỉ tính đến năm 2018 đã có hơn 7000 doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư tại Việt Nam. Con số này ngày càng tăng do các doanh nghiệp Hàn Quốc đang có xu hướng tìm hiểu luật đầu tư tại Việt Nam. Tạo nên một cộng đồng liên minh lớn mạnh giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển kinh tế và góp phần đưa các công ty Hàn khác tiếp tục đặt chân đến Việt Nam.