Tin tức - Sự kiện

DN EPE hoạt động tại Việt Nam như thế nào? Chia sẻ thú vị từ Công ty TNHH MTV Sản xuất IBS Việt Nam

Là nhà tiên phong trong lĩnh vực “Nhà xưởng dịch vụ cho thuê” tại Việt Nam với các sản phẩm và dịch vụ nổi bật, Kizuna được nhiều nhà đầu tư Nhật Bản tin tưởng lựa chọn là nơi đầu tư.  Hôm nay, chúng tôi rất vinh hạnh có cuộc phỏng vấn với ông Junichi Uegaki – Chủ tịch Công ty TNHH Sản xuất IBS Việt Nam, một nhà đầu tư tại Khu nhà xưởng dịch vụ Kizuna.

Công ty TNHH Sản xuất IBS Việt Nam là thành viên của Tập đoàn IBS (trụ sở chính tại Nhật Bản), có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, sản xuất và cung cấp dịch vụ cho các thiết bị và công cụ kiểm soát chất lỏng. Các công ty thành viên và văn phòng kinh doanh của Tập đoàn IBS được đặt tại nhiều quốc gia khác nhau bao gồm Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Hồng Kông, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam. Công ty TNHH Sản xuất IBS Việt Nam được thành lập vào ngày 5 tháng 6 năm 2016 và là công ty chuyên sản xuất van.

 

 Xin ông vui lòng giới thiệu hoạt động kinh doanh của mình tại Việt Nam.

Chúng tôi là doanh nghiệp EPE (Doanh nghiệp chế xuất) chuyên lắp ráp các bộ phận của van được nhập khẩu từ Nhật Bản và sản xuất thành phẩm tại Việt Nam sau khi kiểm tra chất lượng để xuất khẩu trở lại Nhật Bản.

Vui lòng giới thiệu sản phẩm của ông.

Các bộ phận chúng tôi đang sản xuất (lắp ráp và kiểm tra) tại Việt Nam là những loại van nhỏ mà chúng tôi sản xuất hàng loạt ở Nhật Bản và đã chuyển một phần sản xuất từ Nhật Bản sang Việt Nam.

IBSproduct

Điểm nổi bật của ông so với các đối thủ cạnh tranh khác là gì?

Khi khách hàng sử dụng sản phẩm của chúng tôi trong nhiều ngành khác nhau, họ cần các đặc điểm kỹ thuật khác nhau tùy thuộc vào từng ngành như chất lượng vật liệu, hình dạng, kích cỡ, chức năng, giá cả, v.v. Chúng tôi sẽ thiết kế cho khách hàng dù chỉ một bộ phận để đáp ứng yêu cầu của họ. Tôi nghĩ sẽ không có nhiều công ty hỗ trợ khách hàng như vậy.

Tại sao ông quyết định đầu tư vào Việt Nam?

Hiện tại công ty chúng tôi đang đóng tại Nhật Bản. Khi chúng tôi xem xét về nền kinh tế trong tương lai, chúng tôi có thể dự kiến phát triển thị trường tại khu vực Đông Nam Á bao gồm cả Việt Nam. Lý do tại sao chúng tôi quyết định đầu tư vào Việt Nam là vì Việt Nam có nền văn hoá như Nhật Bản, thân thiện với người Nhật Bản, khéo léo và làm việc chăm chỉ. Chúng tôi nghĩ rằng mình không thể tìm thấy tất cả các yếu tố này ở các quốc gia khác. Ngoài ra tôn giáo chính của người Việt Nam là Phật giáo, tỉ lệ của mỗi tôn giáo ở Nhật Bản cũng tương đương như ở Việt Nam. Khi xem xét tất cả các thông tin thu thập được trước khi đầu tư, chúng tôi quyết định nơi tốt nhất để thành lập công ty là Việt Nam.

Tại sao ông quyết định chọn miền Nam Việt Nam?

Chúng tôi không phải là doanh nghiệp lớn, mà là Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Sau khi xem xét miền Bắc, miền Trung và miền Nam Việt Nam, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều SME ở miền Nam Việt Nam. Khi chúng tôi nỗ lực bán sản phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai, bởi vì tại khu vực này có rất nhiều SME, điều này sẽ giúp chúng tôi tiếp cận thị trường nhanh hơn. Khi chúng tôi mua vật liệu tại Việt Nam, sẽ dễ hơn do có nhiều nhà cung cấp SME. Khi xem xét quy mô công ty, chúng tôi nghĩ rằng miền Nam Việt Nam là nơi thích hợp để đầu tư.

Ông mất bao lâu để ra quyết định đầu tư.

Chúng  tôi dành gần nửa năm để đưa ra quyết định. Khi chúng tôi đến KZN và các Khu công nghiệp khác, chúng tôi cảm thấy KZN là nơi hoàn hảo cho chúng tôi. Mất chưa đến một giờ để chúng tôi đi từ TP.HCM đến nhà máy. So với các KCN khác, KZN cung cấp dịch vụ hậu mãi tốt hơn. Nếu cần nhà máy có quy mô lớn hơn, chúng tôi sẽ so sánh phí thuê với các KCN khác và có thể cần nhiều thời gian hơn để xem xét. Tuy nhiên, nhà máy quy mô nhỏ như nhà máy của chúng tôi (290m2) sẽ là nhà máy có quy mô khắt khe và chúng tôi không thể tìm thấy nơi nào có điều kiện hoàn toàn phù hợp với nhà máy khi xem xét khoảng cách từ trung tâm thành phố tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng và công nhân viên. Chúng tôi đã nghĩ mình sẽ bỏ lỡ nhà máy này nếu không nắm lấy ngay bây giờ. Đó là lý do tại sao chúng tôi đưa ra quyết định nhanh hơn.

Hiện ông đang sống ở đâu?

Tôi đang sống ở Quận 7 và chỉ mất 30-40 phút đi xe máy để đến đây.

Ông có khó khăn gì sau khi bắt đầu hoạt động kinh doanh ở Việt Nam không?

Đã 1 năm kể từ khi doanh nghiệp địa phương của chúng tôi được thành lập tại Việt Nam. Do công ty chúng tôi đi theo mô hình EPE (Doanh nghiệp chế xuất), nên cách thức hoạt động kinh doanh sẽ khác với công ty không phải là EPE. Chúng tôi bán thành phẩm sang Nhật Bản bằng USD và được thanh toán bằng USD. Chúng tôi không biết phải làm sao để giải quyết vấn đề khác biệt về tiền tệ. Sau khi nhập khẩu bộ phận từ Nhật Bản, chúng tôi xuất thành phẩm qua Nhật Bản. Chúng tôi cũng lúng túng về cách xử lý sản phẩm lỗi với điều kiện EPE. Mọi thứ rất mới mẻ và gây lúng túng, kể cả cách lưu kho bộ phận với tư cách công ty PEP.

Chúng tôi cũng chưa biết phương thức tuyển dụng lao động và nguồn lao động sẵn có. Chúng tôi cũng chưa thiết lập nội quy công ty nào kể cả sau khi tuyển công nhân. Chúng tôi thậm chí không biết cách lập nội quy công ty hay đưa ra mức lương. Tất cả mọi thứ đều mới mẻ với chúng tôi.

IBSbrochure

Ông giải quyết các vấn đề này như thế nào?

Đó là một trong những lý do chúng tôi chọn KZN. Nhờ các dịch vụ hậu mãi của KZN, KZN đã hỗ trợ chúng tôi tuyển công nhân và tư vấn về nội quy và hệ thống tiền lương cho công ty hoàn toàn miễn phí. Đối với các câu hỏi liên quan đến kinh doanh EPE, chúng tôi đã tìm đến các công ty kế toán và tư vấn được KZN giới thiệu.

Hiện tại ông không có vấn đề nào khác chứ?

Hiện tại chúng tôi không có vấn đề nào khác. Nếu bây giờ chúng tôi bán sản phẩm cho thị trường Nội địa, chúng tôi có thể gặp nhiều vấn đề, tuy nhiên công việc kinh doanh của chúng tôi chỉ là giữa Nhật Bản và Việt Nam, nên chúng tôi không có nhiều vấn đề phát sinh như các công ty khác.

Hiện ông có bao nhiêu công nhân?

8 người ở Long An và TP.HCM.

Mục tiêu trong 5 năm tới của ông là gì?

Khi chúng tôi lắp ráp các bộ phận nhập khẩu từ Nhật Bản, kiểm tra để sản xuất thành phẩm và gửi chúng trở lại Nhật Bản, chúng tôi vẫn gọi địa điểm của chúng tôi là “Không gian làm việc”, chứ không phải “Nhà máy”. Chúng tôi muốn chuyển đổi từ “Không gian làm việc” sang “Nhà máy” sau 3-5 năm.

Khi mua các bộ phận từ nhà cung cấp Việt Nam để sản xuất thành phẩm, chúng tôi sẽ cần đội ngũ nhân viên và hệ thống nội bộ để kiểm soát chất lượng sản phẩm tại Việt Nam. Chúng tôi dự định sẽ tăng sản lượng 3-4 lần sau 5 năm hoạt động. Vào thời điểm đó, chúng tôi sẽ cần không gian rộng hơn vì không đủ không gian để tạo ra sản lượng với khối lượng lớn như vậy. Để tăng sản lượng 4 lần và giảm chi phí, chúng tôi cần phải sử dụng các bộ phận đã được xử lý ở Việt Nam. Khi chúng tôi đã tổ chức tốt nhân sự và vận hành thành công hệ thống kiểm soát số lượng, tôi nghĩ chúng tôi có thể chuyển đổi nhà máy của chúng tôi từ “Không gian làm việc” sang “Nhà máy” trên thực tế. Chúng tôi mong muốn thực hiện việc này.

Ông chỉ bán sản phẩm cho Nhật Bản?

Chúng tôi cũng đang mở rộng kinh doanh tại các nước khác. Tại Trung Quốc, chúng tôi có nhà máy riêng để kinh doanh trong thị trường nội địa.

Chúng tôi đang sản xuất sản phẩm tại Nhật Bản và mở rộng kinh doanh ra các nước khác như Thái Lan, Đài Loan và Indonesia trừ Trung Quốc. Chúng tôi muốn tăng số lượng sản phẩm và nâng cấp độ Nhà máy để nhà máy của chúng tôi có tên đúng nghĩa là “Nhà máy” thay vì “Không gian làm việc”.

ibsfactory

 Xin ông đưa ra lời khuyên cho các nhà đầu tư trong tương lai vào Việt Nam.

Người Việt Nam rất thân thiện với người Nhật Bản và họ cũng rất khéo léo, chăm chỉ. Ngoài ra, Việt Nam là nơi tốt nhất mà người Nhật Bản có thể sống an toàn. Bạn khó có thể tìm được đất nước có điều kiện hoàn hảo để người Nhật kinh doanh và sinh sống như vậy. Bạn có thể hiểu những gì tôi nói khi bạn thực sự nhìn thấy và cảm nhận điều đó ở Việt Nam.

Xin cảm ơn Ông Junichi Uegaki vì đã dành thời gian phỏng vấn với Kizuna hôm nay. Chúc cho Công ty TNHH Sản xuất IBS Việt Nam ngày càng thành công, phát triển.

By Marketing Department – Kizuna JV Corporation

Bài viết liên quan

04/18/2019, TIN TỨC
Hội thảo nhân sự cho...
Nhằm nâng cao nhận thức cho các quản lý cấp cao và cấp trung của các DN Nhật Bản tại Việt Nam về vấn đề Chiến...
04/18/2019, TIN TỨC
Đối thoại DN Nhật...
Vào ngày 30/10 vừa qua, Tỉnh Long An đã tổ chức cuộc họp mặt, đối thoại với DN Nhật Bản đang hoạt động sản...
10/08/2018, TIN TỨC
Team Building 2018 chung...
Trong tháng 9 vừa qua, Kizuna đã tổ chức hoạt động Team building chung cho các DN đang hoạt động tại Khu nhà xưởng...
02/28/2019, TIN TỨC
Chuyển đổi thuê bao...
Theo Bộ Thông Tin & Truyền Thông, các thuê bao di động 11 số đã được chuyển đổi sang 10 số. Các thuê bao di động 10...
04/09/2018, TIN TỨC
Giấy chứng nhận cơ...
Theo quy định của Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 hiệu lực từ ngày 01/07/2011 và các Nghị định, Thông tư liên...
03/20/2019, TIN TỨC
Tổng kết tình hình...
Trong 6 tháng đầu năm 2017, tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam là 19,22 tỷ USD, tăng 54,8% so với cùng kỳ năm 2016. Cả...
09/06/2018, TIN TỨC
Chia tay và hẹn gặp...
SEAPAC là DN sản xuất sản phẩm phục vụ ngành câu cá cho thị trường Mỹ. Đây là DN Hàn Quốc lần đầu tiên đầu...
09/02/2020, TIN TỨC
Semitec Electronics Việt...
Vào ngày 13/8/2018, UBND tỉnh Long An đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua “DN Long An hội nhập và phát...
09/15/2020, TIN TỨC
Nhà xưởng sản xuất...
Khi chọn lựa nhà xưởng sản xuất thì chi phí sẽ được xem là yếu tố "đủ". Vậy thì vị trí nhà xưởng sẽ...
02/28/2018, TIN TỨC
Giấy chứng nhận...
Đối với những DN nước ngoài lần đầu tiên đầu tư tại Việt Nam ắt hẳn không tránh khỏi những bỡ ngỡ với các...