Môi trường đầu tư tại Việt Nam
Trong nhiều năm qua, Đông Nam Á (ASEAN) được xem như thị trường đầy hứa hẹn cho các nhà đầu tư vì các quốc gia ASEAN đang phát triển trở thành các mục tiêu của nhà đầu tư. Trong số các quốc gia ASEAN, Việt Nam với thị trường lao động giá rẻ, chính trị ổn định và tăng trưởng kinh tế cao đã mang lại một lợi thế cạnh tranh khác biệt.
♣ Thuận lợi
Thứ nhất, Việt Nam có nền chính trị ổn định trong nhiều năm vì Việt Nam là quốc gia do một Đảng duy nhất lãnh đạo nên Việt Nam có thể duy trì sự ổn định chính trị có hiệu quả hơn so với các quốc gia khác trong khu vực như Thái Lan, nơi thường xảy ra những tranh chấp chính trị, từ đó gây gián đoạn hay tác động không tốt đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Thứ hai, Việt Nam đang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư. Kể từ khi Chính phủ áp dụng một luật duy nhất là Luật Đầu Tư thì các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước đều được đối xử công bằng. Đây là một trong những lý do mà Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD, 2011) đã xếp hạng Việt Nam nằm trong top thứ 15 trong các nền kinh tế hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Sau khi Luật Đầu tư và Nghị định về đăng ký kinh doanh Việt được ban hành đã tạo ra cơ chế một cửa ở mỗi tỉnh và Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan có thẩm quyền xử lý các vấn đề liên quan tiếp nhận, xem xét, trả lại hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp và cấp giấy chứng nhận đầu tư.
♦ Các nhà đầu tư để có được giấy chứng nhận đầu tư trong thời hạn 15 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ đầy đủ chính xác) khi họ đầu tư vào bất kỳ khu công nghiệp nào tại Việt Nam. Hầu như Ban Quản lý Khu công nghiệp sẽ hỗ trợ nhà đầu tư thủ tục pháp lý này. Do đó, nhà đầu tư không phải lo lắng quá nhiều về vấn đề này.
♦ Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng có một số ưu đãi đầu tư cụ thể cho các nhà đầu tư nước ngoài, chẳng hạn như ưu đãi về thuế và đất cho thuê trong một số lĩnh vực đặc biệt như ngành công nghiệp sản xuất công nghệ cao. Theo Nghị định số 218 / 2013 / NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế suất thuế TNDN tiêu chuẩn được giảm từ 25% đến 22% vào năm 2014, và tiếp tục giảm đến 20% so với năm 2016. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là những ưu đãi này sẽ được điều chỉnh cho tất cả các khu công nghiệp mà sẽ được giới hạn đối với một số khu công nghiệp nào đáp ứng các điều kiện để hưởng ưu đãi này như trường hợp khu nhà xưởng dịch vụ của của công ty cổ phần Kizuna. Công ty hiện có 2 dự án ở 2 địa phương. Một dự án là ở tỉnh Long An (khu nhà xưởng dịch vụ Kizuna) và một dự án ở thành phố Hồ Chí Minh (Khu nhà xưởng tiêu chuẩn Eco Factory). Nhà đầu tư có thể nhận được ưu đãi thuế bằng 0% trong vòng 2 năm đầu và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo trong cả 2 dự án của Công ty cổ phần Kizuna JV.
Cuối cùng, khả năng Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết trong năm 2015 là rất cao và điều này sẽ mang lại cơ hội lớn cho Việt Nam, mở ra các thị trường lớn và kết nối nền kinh tế của Việt Nam với các quốc gia thành viên khác. Và cũng chính vì điều này mà nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang di chuyển đến Việt Nam để đón đầu lợi ích từ TPP mang lại.
♣ Bất lợi
Việt Nam cũng có một số bất lợi mà doanh nghiệp cần thận trọng khi bắt đầu sản xuất. Hệ thống pháp luật của Việt Nam chưa hoàn thiện, thiếu sự hướng dẫn và sự gắn kết. Và điều này có thể làm tăng chi phí của các doanh nghiệp vì thời gian cũng là tải sản giá trị của doanh nghiệp. Vì vậy, cần xin ý kiến của các cơ quan chính phủ để thực hiện theo đúng quy định pháp luật.
Trong ngành công nghiệp sản xuất, với chi phí thấp của lực lượng lao động, một công ty có thể tận dụng lợi thế mức chi phí thấp này. Hơn nữa, lực lượng lao động ở Việt Nam được đào tạo khá tốt, với tỷ lệ biết chữ là 90%. Điều này mang lại khả năng cạnh tranh cho thị trường lao động Việt Nam vì các doanh nghiệp không chỉ sử dụng lao động được đào tạo tốt mà còn giảm được chi phí sản xuất (chi phí lao động). Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, một số lượng lớn các doanh nghiệp FDI chọn đầu tư trong ngành công nghiệp sản xuất tại Việt Nam để tận dụng lợi thế cạnh tranh của lực lượng lao động giá rẻ tại Việt Nam. Thật vậy, nhiều công ty có thương hiệu như Samsung, Toyota, và Intel đã đầu tư vào Việt Nam để sử dụng lao động rẻ nhằm giảm chi phí sản xuất.
Mặc dù kinh tế tăng trưởng ấn tượng trong năm nay nhưng Việt Nam vẫn còn gặp phải một vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng. Trên thực tế, cơ sở hạ tầng ở Việt Nam chưa hoàn thiện và vẫn đang trong quá trình nâng cấp và phát triển. Cơ sở hạ tầng còn yếu kém đã dẫn đến một số khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh, chẳng hạn như việc vận chuyển hàng hóa.
Cơ sở hạ tầng ở một số thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đã được cải thiện đáng kể và hiện đại hóa trong khi việc phát triển cơ sở hạ tầng ở các khu vực nông thôn vẫn chưa cân xứng. Cúp điện và cúp nước vẫn còn rất phổ biến vì sự phát triển của ngành điện không theo kịp với nhu cầu điện ngày càng tăng nhanh (Ngân hàng Thế giới, 2009).
Cúp điện luôn là nỗi lo của các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp sản xuất. Máy phát điện thông thường chỉ được dùng cho các khâu quan trọng nhất do công suất không đủ cung cấp cho các hoạt động sản xuất vận hành, ngoài ra việc sử dụng máy phát điện có chi phí gấp khoảng 6 lần so với sử dụng điện lưới. Một số khu công nghiệp không có đủ khả năng tài chánh để thiết kế máy phát điện riêng nên phải đành chấp nhận vấn đề này. Một số khu công nghiệp muốn cải thiện tình trạng này và họ thiết kế máy phát điện riêng. Tuy nhà đầu tư trong các khu công nghiệp có thể nhận được lợi ích từ việc này nhưng họ phải trả chi phí tiền điện đắt hơn giá điện EVN. Với lợi thế từ vị trí giáp ranh, công ty cổ phần Kizuna JV có ưu thế của 2 nguồn điện từ Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An đảm bảo cung cấp điện 24 giờ một ngày với giá EVN. Khách hàng thuê xưởng trong khu nhà xưởng dịch vụ Kizuna sẽ không còn phải lo lắng về việc thiếu điện cho sản xuất của họ và có thể tiết kiệm chi phí tiền điện.
Thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian tới
Mặc dù còn nhiều khó khăn, Việt Nam vẫn đang ngày càng phát triển trở thành một môi trường đầu tư hấp dẫn và đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp nước ngoài. Việt Nam có sự ổn định về chính trị với sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc. Ngoài ra, thị trường lao động của Việt Nam rộng lớn, giá rẻ, được đào tạo tốt và khá hấp dẫn với nhà đầu tư vì có thể giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất.
Các chuyên gia dự báo rằng đầu tư nước ngoài vẫn chủ yếu tập trung vào khu vực có điều kiện địa lý và tự nhiên thuận lợi, đặc biệt là khu vực kinh tế trọng yếu trong tương lai gần.
Doanh nghiệp trước khi hoạt động kinh doanh tại Việt Nam nên tham khảo ý kiến tư vấn của các cơ quan nhà nước để thực hiện theo các quy định và khung chính sách của pháp luật. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần hợp tác với các công ty địa phương để học hỏi kinh nghiệm về thị trường trong nước và thích nghi với những thay đổi mới.