HỆ THỐNG HACCP LÀ GÌ?
HACCP (viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Points, được dịch ra tiếng Việt là Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn), là những nguyên tắc được sử dụng trong việc thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm thông qua phân tích và quản lý sinh học, hóa học, vật lý học. Vì thế, nhà xưởng tiêu chuẩn HACCP là tiêu chuẩn cần có của một DN sản xuất.
HACCP – Hazard Analysis Critical Control Point
HACCP là gì?
Tiêu chuẩn HACCP được nhiều nước trên thế giới quy định bắt buộc áp dụng trong các xưởng sản xuất ở quá trình sản xuất nguyên liệu thô, và trong việc phân phối và bán sản phẩm.
HACCP ra đời từ thập niên 60 cùng với chương trình vũ trụ của cơ quan NASA Mỹ nhằm ngăn ngừa ngộ độc thực phầm và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho các phi hành gia khi phóng tàu vũ trụ Columbia lên không trung. Năm 1971, HACCP bắt đầu được áp dụng trong ngành thực phẩm tại Mỹ nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm thông qua kiểm soát các mối nguy, sau đó HACCP nhanh chóng trở thành một hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn HACCP
HACCP được áp dụng trong suốt cả chuỗi thực phẩm, do đó HACCP có thể áp dụng với tất cả từ các ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống, hay trong phân phối và bán sản phẩm cho đến các sản phẩm đang tiêu thụ trên thị trường cũng như các sản phẩm mới.
- Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thủy sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi
- Các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, khu chế xuất, thức ăn công nghiệp
- Cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn và các tổ chức hoạt động liên quan đến thực phẩm
Lợi ích của HACCP
- Tiết kiệm chi phí vận hành kinh doanh trong dài hạn
- Tránh đầu độc khách hàng
- Đảm bảo việc tuân thủ theo pháp luật
- Tăng cao tiêu chuẩn an toàn thực phẩm
- Tổ chức quy trình sản xuất thực phẩm an toàn
- Tổ chức thúc đẩy nhân viên làm việc theo nhóm và hiệu quả
- Bảo vệ thẩm quyền tại tòa án
12 bước xây dựng hệ thống tiêu chuẩn HACCP
- Thành lập đội HACCP
- Mô tả sản phẩm
- Xác định mục đích sử dụng của sản phẩm
- Thiết lập sơ đồ quy trình công nghệ
- Kiểm tra sơ đồ quy trình công nghệ
- Tiến hành phân tích mối nguy
- Xác định điểm kiểm soát tới hạn (CCP)
- Thiết lập các giới hạn tới hạn
- Thiết lập hệ thống giám sát
- Đề ra hành động sửa chữa
- Thiết lập các thủ tục lưu trữ hồ sơ
- Xây dựng các thủ tục thẩm tra
By Rikki P – KIZUNA phòng Marketing
Nguồn: Trung tam nghien cuu thuc pham