LG quyết định chuyển dây chuyền sản xuất điện thoại qua Việt Nam
LG là một trong những tên tuổi lớn trong lĩnh vực điện tử với những công ty sản xuất linh kiện điện tử và sản xuất điện thoại trên toàn thế giới. Trong thời gian gần đây, LG chịu ảnh hưởng của cục bộ nền kinh tế thế giới và những biến động trong nội tại thị trường tiêu thụ với nhiều khó khăn. Và để từng bước khôi phục lại tình hình LG quyết định chuyển dây chuyền sản xuất điện thoại qua Việt Nam.
1/ LG chuyển dây chuyền sản xuất điện thoại qua Việt Nam
LG Electronics là tập đoàn công nghệ hàng đầu của Hàn Quốc được thành lập vào năm 1958. Đây là thương hiệu có quy mô toàn cầu khi có mặt trên 119 quốc gia với hơn 86.000 nhân viên. Tại Việt Nam, LG đã xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất và mở rộng hoạt động kinh doanh với 3 chi nhánh và 2 nhà máy sản xuất. Trong đó có 80 trung tâm bảo hành và gần 2.000 nhân viên trên khắp cả nước. Các sản phẩm chính của tập đoàn này bao gồm: hàng điện tử, điện thoại và sản phẩm dầu khí. Tập đoàn có những công ty con quan trọng như công ty sản xuất linh kiện điện tử LG Electronics và công ty về hóa chất LG Chemical.
Trong lĩnh vực sản xuất điện thoại thông minh, LG có nhà máy sản xuất điện thoại thông minh ở 4 nơi là Pyeongtaek, Việt Nam, Brazil và Trung Quốc. Trong thời gian gần đây LG có nhiều động thái nhằm đưa ra những quyết định quan trọng đối với thị trường này. Theo nhiều nguồn thông tin từ giới doanh nghiệp Hàn Quốc LG sẽ đóng cửa nhà máy Pyeongtaek ở phía nam Seoul vào cuối năm 2019. Và toàn bộ dây chuyền sản xuất này sẽ được chuyển tới Hải Phòng, Việt Nam, nơi các bộ phận khác của LG đang đặt nhà máy. Để đảm bảo cho quá trình vận hành, nguồn nhân lực ở nhà máy Pyeongtaek sẽ được tái bố trí vào nhà máy sản xuất điện tử gia dụng của LG. LG cũng cho biết sẽ hoàn tất việc chuyển dây chuyền sản xuất và tái bố trí nhân lực trong năm nay. Theo kế hoạch ban đầu, LG sẽ bán hàng thông qua kênh Online Brand Shop. Cách thức này thay thế cho cách bán trước đó là thông qua kênh bán lẻ truyền thống.
2/ Những lý do của việc chuyển dịch
LG liên tục thua lỗ trong lĩnh vực sản xuất điện thoại thông minh
Tuy là một thương hiệu lớn, song giữa một rừng những công ty sản xuất linh kiện điện tử như Samsung, Apple…, LG cũng gặp không ít những khó khăn. Trong những năm qua LG phải tận dụng hết sức mình để cạnh tranh gắt gao với 2 phân khúc cao này và vô vàn những phân khúc thấp hơn từ Trung Quốc. Trên thị trường, sản phẩm điện thoại từ LG mất dần thị phần. Và thực tế, mảng kinh doanh thiết bị di động của LG liên tục báo lỗ từ quý II/2017. Năm 2018, doanh số bán thiết bị di động của thương hiệu Hàn Quốc đạt 1.700 tỷ won (1,5 tỷ USD). Tuy nhiên con số này vẫn thâm hụt 322,2 tỷ won do doanh số điện thoại thông minh yếu và chi phí tiếp thị gia tăng. Chính vì vậy LG đã quyết định chuyển dịch nhà máy này sang Hải Phòng nhằm phần nào cải thiện tình hình thua lỗ. Tại đây công suất sản xuất sẽ lên tới 11 triệu máy mỗi năm, gấp đôi so với số lượng máy tại Pyeongtaek. Với bước chuyển dịch này, hy vọng LG sẽ gặt hái được nhiều thành công ở Việt Nam.
Việc chuyển dịch là một chiến lược kinh doanh của LG nhằm cắt giảm chi phí
Do đối mặt với những khó khăn về sức cạnh tranh và thua lỗ nên LG cho biết việc chuyển dịch nhà máy là một chiến lược riêng của tập đoàn. Chiến lược này nhằm đối phó với tình hình đình trệ trên thị trường điện thoại thông minh toàn cầu. Và đặc biệt LG phải tìm mọi cách để cải thiện lợi nhuận ở lĩnh vực kinh doanh này và giúp nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu. Tuy nhiên, để làm được điều đó, LG có hai phương án để lựa chọn, một là phải nâng giá bán sản phẩm và hai là cắt giảm chi phí sản xuất. Trong bối cảnh và vị thế của LG hiện tại, việc nâng giá thành sẽ không phải là phương án khả thi. Vì vậy, LG sẽ tập trung vào các biện pháp cắt giảm chi phí sản xuất. Và việc dời nhà máy đến những quốc gia có chi phí rẻ như Việt Nam là một lựa chọn tối ưu. Bước chuyển dịch này càng trở nên thuận tiện khi LG đã có nhà máy trước đó ở Hải Phòng. Chính vì vậy bước chuyển dịch tiếp theo này càng trở nên dễ dàng với LG. Hơn thế nữa, đây sẽ là biện pháp tối đa hóa chi phí sản xuất và giúp LG tiếp tục thực hiện tham vọng của mình đối với mảng sản xuất điện thoại thông minh. Và đưa mảng điện thoại thông minh của hãng có lãi trở lại.
Như vậy, việc chuyển dịch dây chuyền sản xuất điện thoại qua Việt Nam là một giải pháp cứu cánh cho LG và là cơ hội cho Việt Nam. Các công ty sản xuất điện thoại hay công ty sản xuất linh kiện điện tử cũng theo đó có cơ hội gia tăng về số lượng. Nắm bắt được xu hướng này Việt Nam sẽ tận dụng được những nguồn lực từ những sự chuyển dịch đó.