6 Lợi ích của Sản xuất Tinh gọn Lean Manufacturing
Sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing) là chiến lược sản xuất dựa vào kỹ thuật của Hệ thống sản xuất Toyota. Chiến lược sản xuất này yêu cầu người lao động tham gia vào các cải tiến nhỏ để loại bỏ hao phí, tăng chất lượng và nâng cao hiệu quả trong quá trình sản xuất. Chiến lược sản xuất tinh gọn tập trung vào nhu cầu của khách hàng về chất lượng và thời gian giao hàng. Vậy những lợi ích cụ thể của sản xuất tinh gọn là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Giảm chi phí tồn kho
Các doanh nghiệp áp dụng thành công sản xuất tinh gọn (lean manufacturing) sẽ góp phần làm giảm thiểu chi phí tồn kho của các nguyên liệu thô đầu vào, bán thành phẩm và thành phẩm. Thêm vào đó, khi mua ít hơn nguyên liệu thô, doanh nghiệp sẽ chi trả ít tiền hơn để thuê nhà kho, ít nhân công để quản lý. Ngược lại những doanh nghiệp không sử dụng chiến lược sản xuất tinh gọn sẽ mua nguyên liệu dựa vào khả năng dự đoán nhu cầu của khách hàng, từ đó gây nên hao phí và tăng chi phí tồn kho.
Loại bỏ hao phí trong sản xuất
Phương pháp sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing) tìm cách loại bỏ hao phí dưới mọi hình thức, chẳng hạn như chuyển động thừa, hàng tồn kho và thời gian chờ. Dây chuyền sản xuất được xây dựng để giảm thiểu số lượng di chuyển thừa giữa các quá trình và dây chuyền di chuyển từng bộ phận giảm thời gian chờ đợi giữa các bước trong sản xuất. Phương pháp tinh gọn giúp loại bỏ các nút thắt gây lãng phí thời gian trong dây chuyền sản xuất.
Cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm, dịch vụ
Trong các doanh nghiệp ứng dụng Lean, công nhân sẽ di chuyển từng chi tiết/ linh kiện ngay khi hoàn thành thay vì chờ chuyển từng lô. Dây chuyền di chuyển từng bộ phận như vậy giúp gia tăng năng suất và tính linh hoạt trong quy trình sản xuất. Ngoài ra còn giúp doanh nghiệp giảm thiểu thời gian sản xuất để nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Giảm thiểu tình trạng phế phẩm và lãng phí qua đó sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào, trong đó có cả việc tăng năng suất lao động của nhân viên bằng cách giảm thời gian chết (giữa người-người; giữa người-máy móc), giảm di chuyển, giảm các thao tác thừa trong quá trình vận hành.
Mỗi nhân viên trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào quá trình tạo sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ sẽ có nhận thức, tư duy rõ ràng về khái niệm Giá trị và các hoạt động gia tăng giá trị cho khách hàng trong công việc của mình, từ đó tích cực đóng góp vào chuỗi giá trị của toàn tổ chức để cung cấp cho khách hàng theo nguyên tắc chất lượng từ nguồn (Quality at source!).
Đăng Ký
Diện tích linh hoạt từ 250 - 10.000 m²
Rút ngắn thời gian chu trình sản xuất, cung cấp dịch vụ
Nhờ hợp lý hóa các quá trình giá tạo giá trị, cùng với việc giảm thiểu các hoạt động không gia tăng giá trị, loại bỏ lãng phí do sự chờ đợi giữa các công đoạn, rút ngắn thời gian chuẩn bị cho quá trình sản xuất (set-up time) và thời gian chuyển đổi việc sản xuất các sản phẩm khác nhau (change-over time).
Tăng khả năng đối ứng một cách linh hoạt
Giảm thiểu áp lực lên các nguồn lực đầu vào (con người, thiết bị) trước các yêu cầu đa dạng của thị trường thông qua thực hành cân bằng sản xuất (level loading) mỗi khi tổ chức đã đạt được kết quả tốt về thời gian chuyển đổi sản xuất. Khả năng giao hàng đúng hạn theo đó cũng sẽ được đảm bảo. Khi thời gian sản xuất (lead time) và thời gian chu trình (cycle time) được cải thiện, khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng về sản lượng sản phẩm cũng sẽ được cải thiện với nguồn lực cơ sở vật chất hiện có.
Động viên tinh thần làm việc của nhân viên
Theo Đại học Berkeley ở California cho biết, khi ứng dụng chiến lược sản xuất tinh gọn thành công, người lao động sẽ được trao quyền tham gia vào cải tiến chất lượng sản phẩm, điều đó thúc đẩy tinh thần cống hiến trong họ. Ngược lại công nhân làm việc thiếu tinh thần dẫn đến năng suất thấp, chi phí nhân công cao và gia tăng số ngày nghỉ. Giảm năng suất chất lượng và doanh thu có thể làm giảm lợi nhuận của một doanh nghiệp sản xuất.
Nguồn tổng hợp: logistics4vn.com, ecci.com.vn
Sản xuất hiệu quả với thuê xưởng sản xuất tại Kizuna!