Luật Lao Động Việt Nam Và Những thông tin DN nước ngoài cần nắm khi đầu tư vào Việt Nam
Tuyển dụng lao động là một vấn đề tương đối khó khăn với doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam do thiếu thông tin-và chưa nắm rõ những quy định của Luật Lao động Việt Nam. Vì vậy, trong bài viết này, với kinh nghiệm hỗ trợ các doanh nghiệp đặt tại nhà xưởng Kizuna trong vấn đề tuyển dụng, chúng tôi sẽ làm rõ những đặc trưng của thị trường lao động Việt Nam cũng như những điểm trong Luật Lao động Việt Nam mà doanh nghiệp nước ngoài cần lưu ý.
Chất lượng và tiềm năng nguồn lao động Việt Nam
Trình độ lao động Việt Nam
Theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam, số lượng lao động đã qua đào tạo bằng cấp tính đến cuối năm 2019 đạt 23,1%. Nhờ những chính sách thúc đẩy của nhà nước, con số này đã dần được cải thiện và ngày càng tăng lên. Lao động Việt Nam đa phần còn khá trẻ nên dễ dàng cập nhật và thích ứng nhanh với những điều kiện sản xuất mới. Bên cạnh đó, trình độ ngoại ngữ và những kỹ năng mềm cần thiết cũng được chú trọng đào tạo.
Ngoài lực lượng lao động chính người Việt Nam, nguồn lao động nhập cư hiện cũng đóng vai trò không nhỏ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Với những chính sách hỗ trợ cấp visa lao động cho lao động ngoại của Chính phủ, các doanh nghiệp nước ngoài có thể dễ dàng đưa chuyên gia, kỹ sư đến Việt Nam nhằm phục vụ nhu cầu phát triển.
Độ tuổi lao động Việt Nam
Độ tuổi lao động theo Luật Lao động Việt Nam quy định là từ 15 đến 60 với nam và 15 đến 55 với nữ. Theo thống kê hiện tại, dân số trong độ tuổi lao động tại Việt Nam đạt gần 50 triệu người và đang giữ vai trò nòng cốt trong nền kinh tế. Với lợi thế sở hữu nguồn lao động dồi dào và chi phí thuê nhân công thấp so với khu vực, Việt Nam những năm gần đây luôn được xem như điểm đến lý tưởng cho dòng vốn đầu tư nước ngoài.
Lao động Việt Nam đang có sự chuyển mình
Với định hướng giảm tỷ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, sự phân bố lao động theo ngành cũng có sự chuyển biến tích cực theo xu thế này. Đặc biệt, số lượng lao động làm việc trong lĩnh vực chế biến, chế tạo đã có sự tăng lên đáng kể so với trước. Đây là một điểm cộng lớn của Việt Nam trong mắt các doanh nghiệp nước ngoài.
Tại sao doanh nghiệp nước ngoài cần nắm rõ Luật Lao Động Việt Nam?
Khi tuyển dụng nhân sự, các doanh nghiệp không nên bỏ qua mà cần tìm hiểu kỹ để nắm rõ những quy định của Luật Lao động Việt Nam.
- Việc biết luật sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng đàm phán được mức lương hợp lý với người lao động.
- Hiểu rõ các quy định của Luật Lao động Việt Nam sẽ đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp khi có tranh chấp phát sinh.
- Quy định trong việc ký kết hợp đồng và sử dụng lao động không giống nhau giữa các quốc gia, các doanh nghiệp cần lưu ý nắm rõ để tránh phạm sai lầm.
Những điểm lưu ý trong Luật Lao động Việt Nam
Lương cơ bản theo Luật lao động Việt Nam
Theo nghị định 90/2019/NĐ-CP, mức lương tối thiểu theo vùng tại Việt Nam hiện được quy định như sau:
- Khu vực I: 4.420.000 VND
- Khu vực II: 3.920.000 VND
- Khu vực III: 3.430.000 VND
- Khu vực IV: 3.070.000 VND
Lưu ý về lương làm thêm giờ
Theo quy định của Luật Lao động Việt Nam, người lao động làm thêm giờ sẽ được trả ít nhất 150% lương đối với ngày thường và ít nhất 200% lương đối với ngày nghỉ hàng tuần. Riêng đối với ngày nghỉ lễ theo quy định, người lao động được trả ít nhất 300% trên lương thỏa thuận.
Đối với công nhân làm việc ban đêm, Luật Lao động Việt Nam quy định thời gian làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau. Người lao động làm việc trong khoảng thời gian này sẽ được trả thêm ít nhất 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương cho công việc.
(Nguồn: Điều 98, 106 Luật Lao động Việt Nam sửa đổi năm 2019, hiệu lực từ 01/01/2021)
Những lưu ý khi ký hợp đồng theo Luật Lao động Việt Nam
Về nội dung, hợp đồng cần đảm bảo đầy đủ các nội dung cơ bản như thông tin hai bên; công việc và địa điểm làm việc; mức lương, hình thức trả và thời hạn trả lương; thời gian làm việc, nghỉ ngơi;… Ngoài ra, doanh nghiệp có thể bổ sung thêm một số điều khoản khác tùy vào tính chất công việc và thỏa thuận giữa hai bên.
(Nguồn: Điều 21 Luật Lao động Việt Nam sửa đổi năm 2019, hiệu lực từ 01/01/2021)
Về hình thức, theo Luật Lao động Việt Nam, hợp đồng có thể chia thành 3 loại:
- Hợp đồng lao động dưới dạng văn bản;
- Hợp đồng lao động dưới dạng thông điệp dữ liệu ký kết qua các phương tiện điện tử;
- Hợp đồng lao động bằng lời nói (áp dụng với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng)
Tùy thuộc vào thời gian và nhu cầu tuyển dụng, doanh nghiệp nên xem xét để lựa chọn hình thức hợp đồng phù hợp.
(Nguồn: Điều 14 Luật Lao động Việt Nam sửa đổi năm 2019, hiệu lực từ 01/01/2021)
Kizuna - Chuỗi nhà xưởng xây sẵn có dịch vụ hỗ trợ tư vấn Luật Lao động Việt Nam cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước
Kizuna tự hào là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cung cấp giải pháp nhà xưởng xây sẵn có dịch vụ cho các doanh nghiệp. Với sự kết hợp toàn diện của hạ tầng vững chắc đồng bộ, hệ sinh thái dịch vụ đa dạng cùng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, thông thạo đa ngôn ngữ Anh - Nhật - Hàn, Kizuna luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực trong và ngoài nước.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp khi sản xuất kinh doanh tại thị trường Việt Nam, bên cạnh việc cho thuê nhà xưởng, Kizuna cũng cung cấp dịch vụ tư vấn các vấn đề liên quan đến Luật Lao động Việt Nam. Với dịch vụ này, quý doanh nghiệp sẽ được giải thích chi tiết về các quy định của pháp luật lao động Việt Nam cũng như những giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến nhân sự của doanh nghiệp. Hãy liên hệ ngay Kizuna để được tư vấn và hỗ trợ!
Sản xuất hiệu quả với lập kế hoạch thuê xưởng Kizuna!