Các nhà sản xuất thiết bị điện tử lớn đẩy nhanh quá trình dịch chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam
Là "công xưởng của thế giới" lâu nay song chi phí đắt lên, cộng với những rủi ro từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và mới đây nhất là sự bùng phát của virus corona chủng mới, Trung Quốc mất dần sự hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư quốc tế, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện tử. Gần đây nhất, 2 ông lớn là Google và Microsoft đang đẩy nhanh nỗ lực chuyển dây chuyền sản xuất điện thoại mới, máy tính cá nhân (PC) và các thiết bị khác từ Trung Quốc đến Đông Nam Á, trong đó các nhà máy ở Việt Nam và Thái Lan được cho là sẽ hưởng lợi.
Kế hoạch sản xuất thiết bị điện tử của Google và Microsoft
Google dự kiến bắt đầu sản xuất điện thoại thông minh giá rẻ mới nhất – dự kiến có tên là Pixel 4A – với các đối tác ở phía Bắc Việt Nam ngay trong tháng 4/2020. Ngoài ra, Google cũng lên kế hoạch sản xuất điện thoại thông minh thế hệ kế tiếp – Pixel 5 – trong nửa sau năm 2020 ở Việt Nam.
Ngoài ra, Microsoft dự kiến bắt đầu sản xuất dòng sản phẩm Surface – bao gồm máy tính xách tay và máy tính bàn - ở phía Bắc Việt Nam sớm nhất là trong quý 2/2020, dựa trên nguồn tin thân cận. “Sản lượng tại Việt Nam sẽ thấp lúc đầu, nhưng sau đó sẽ tăng lên và đó là chiều hướng mà Microsoft muốn”.
Đăng Ký
Diện tích linh hoạt từ 250 - 10.000 m²
Cho đến nay hầu hết, nếu không muốn nói toàn bộ điện thoại thông minh của Google và máy tính của Microsoft đều sản xuất ở Trung Quốc. Cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung đã khiến nhiều ngành – nhất là công nghệ - xem xét rủi ro quá phụ thuộc vào sản xuất tại Trung Quốc. So với các thương hiệu công nghệ tập trung vào phần cứng như Apple, HP và Dell, các công ty internet như Google và Microsoft có thể chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc nhanh hơn.
Làn sóng dịch chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam
Với một đất nước 90 triệu dân và đa phần đang ở độ tuổi lao động, Việt Nam trở thành thị trường lý tưởng cho các ông lớn công nghệ. Môi trường vĩ mô ổn định, chú trọng ưu đãi cho doanh nghiệp công nghệ cao cũng như chi phí nhân công hấp dẫn giúp Việt Nam cũng trở nên hấp dẫn với những đại gia này. Bên cạnh đó, các hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết, góp phần gia tăng lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam có vị trí chiến lược nằm giữa Trung Quốc và Singapore với 3.260 km bờ biển, tiếp giáp với biển Đông, một trong những khu vực giao thương đường biển trọng yếu của thế giới.
Google và Microsoft không phải là 2 doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện tử đầu tiên chuyển nhà máy sang Việt Nam. Trước đó, các ông lớn trong ngành công nghệ khác như Samsung, LG, HP, Dell,... đã có những động thái tương tự nhằm tránh rủi ro tại thị trường Trung Quốc. Với xu hướng dịch chuyển ngày càng gia tăng từ các ông lớn này, thì khả năng những doanh nghiệp vendor đi theo họ đến Việt Nam đầu tư là khá cao trong thời gian tới.
Theo Nikkei Asian Review