Ngành công nghiệp Việt Nam đạt mức tồn kho thấp nhất
Ngành công nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây có bước tăng trưởng khá. Sức tăng trưởng của nền kinh tế kéo theo sức hút của các nhà đầu tư nước ngoài vào các dự án như xây nhà máy sản xuất linh kiện điện tử. Tốc độ tiêu thụ hàng hóa cũng mạnh mẽ dần lên. Theo đó, tỷ lệ tồn kho toàn ngành công nghiệp Việt Nam đạt mức thấp nhất trong những năm gần đây.
1/ Tình hình thị trường tồn kho toàn ngành công nghiệp
Với những nỗ lực của Chính phủ, nền kinh tế Việt Nam trong những năm trở lại đây có nhiều bước tăng trưởng nổi bật. Trong năm 2018 GDP tăng 7,08%, là mức tăng cao nhất 11 năm trở về đây. Trong năm 2018, mức tăng trưởng toàn nền kinh tế ở các ngành, lĩnh vực cũng có nhiều khởi sắc. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,76%. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,85%. Riêng khu vực dịch vụ tăng 7,03%. Không chỉ vậy, khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là điểm sáng với mức tăng 12,98%. Mức tăng này có đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế.
Như vậy, theo số liệu thống kê, trong năm 2018, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 10% so với năm trước. Một số ngành công nghiệp có chỉ số sản xuất tăng cao so với năm trước, đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp. Bên cạnh đó, có một số ngành có mức tăng thấp hoặc giảm như: sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 3,3%. Hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải tăng 3%. Các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử cũng có nhiều bước phát triển vượt trội.
Quy mô nhà máy sản xuất linh kiện điện tử
Trong các ngành công nghiệp, ngành chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò chủ chốt, thúc đẩy tăng trưởng chung của toàn ngành với mức tăng 12% (mặc dù thấp hơn mức tăng 14% của năm 2017 nhưng vẫn cao hơn mức tăng của các năm 2012-2016); ngành sản xuất và phân phối điện đảm bảo cung cấp đủ điện cho sản xuất và tiêu dùng của dân cư với mức tăng 10%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,3%; riêng ngành khai khoáng giảm 2% (chủ yếu do khai thác dầu thô giảm 11%).
Tuy tỷ lệ sản xuất của các ngành tăng cao, thế nhưng tỷ lệ tồn kho năm 2018 lại đạt mức thấp nhất trong những năm gần đây. Tỷ lệ tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bình quân năm 2018 là 64%. Điều nay cho thấy tỷ lệ tiêu thụ hàng hóa và mức cạnh tranh ngày càng cao.
2/ Thuê xưởng tại Kizuna
Thực tế nền kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên cũng không ít những biến động. Chính vì vậy, việc thuê xưởng ở Kizuna giúp tạo ra môi trường phát triển bình ổn, an toàn và cạnh tranh. Ở Kizuna, nhiều nhà máy sản xuất linh kiện điện tử nói riêng hay những nhà máy chế biến khác được xây dựng một môi trường ổn định trong sản xuất. Với sự hỗ trợ , tư vấn của đội ngũ chuyên gia có nhiều kinh nghiệm ở Kizuna, nhiều doanh nghiệp sẽ yên tâm hơn. Không chỉ vậy, cộng đồng những doanh nghiệp thuê xưởng tại Kizuna có thể hỗ trợ lẫn nhau để tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Kizuna cho thuê nhà xưởng đa dạng và quy mô
Như vậy, với tỷ lệ tồn kho thấp của nền công nghiệp mang đến cho Việt Nam những bước tiến vững chắc hơn. Hy vọng với những bước tiến này, những nhà xưởng sản xuất linh kiện điện tử nói riêng và cộng đồng DN thuê xưởng tại Kizuna nói chung có thể vươn xa hơn nữa.