Nguồn nhân lực Việt Nam: cơ hội và thách thức cho các nhà đầu tư
Gần đây, Việt Nam là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Khi quyết định đầu tư vào Việt Nam, các nhà đầu tư phải quan tâm đến nhiều vấn đề. Mà một trong những vấn đề quan trọng nhất là nguồn nhân lực. Và trước bối cảnh hội nhập quốc tế, đặt ra cho các nhà đầu tư nhiều thách thức và cơ hội.
Cơ hội đối với nguồn nhân lực Việt Nam
1.Nguồn nhân lực lao động trẻ và dồi dào
Một trong những ưu thế lớn nhất của nguồn nhân lực lao động Việt Nam là có nguồn lực lượng nhân sự lao động dồi dào và cơ cấu nguồn nhân lực lao động trẻ. Cơ cấu dân số trẻ được coi là “cơ cấu vàng” trong lao động. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2018, Việt Nam có quy mô dân số trên 90 triệu người, đứng thứ 13 thế giới, thứ 7 châu Á và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Trong đó, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm khoảng 55,16 triệu người. Tỷ lệ lao động 15 tuổi trở lên có việc làm năm 2018 ước tính là 54 triệu người. Với ưu thế này nếu được khai thác triệt để sẽ là yếu tố quan trọng cho phát triển kinh tế đất nước.
2. Năng suất lao động có xu hướng ngày càng tăng cao
Năng suất lao động của Việt Nam đang ngày càng có xu hướng tăng cao. Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng năng suất lao động cao trong khu vực ASEAN. Theo Tổng cục Thống kê, năng suất lao động toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2018 ước tính đạt 102 triệu đồng/lao động (tương đương 4.512 USD). Con số này tăng 346 USD so với năm 2017. Tính theo giá so sánh, năng suất lao động năm 2018 tăng 5,93% so với năm 2017. Bình quân giai đoạn 2016-2018 tăng 5,75%/năm. Mức tăng này cao hơn mức tăng 4,35%/năm của giai đoạn 2011-2015.
3. Chất lượng nguồn nhân lực lao động đang từng bước được nâng tầm
Chất lượng nguồn nhân lực lao động Việt Nam đang ngày càng được nâng tầm đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động. Chất lượng nguồn lao động Việt Nam được đánh giá là thông minh, khéo léo, cần cù. Ở nhiều nhà xưởng cơ khí, lực lượng lao động kỹ thuật của Việt Nam đã làm chủ được khoa học - công nghệ, đảm nhận được các vị trí công việc phức tạp trong sản xuất.
4. Nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và kỹ năng tay nghề đang ngày càng nâng cao
Số lượng nhân lực được tuyển để đào tạo ở các cấp tăng nhanh. Điều này có thể được xem như là một thành tựu quan trọng trong lĩnh vực đào tạo nhân lực. Trình độ học vấn của dân cư ở mức khá và tuổi thọ trung bình tăng khá nhanh.
Nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và kỹ năng tay nghề khá đã được thu hút và phát huy hiệu quả lao động cao ở một số ngành, lĩnh vực như: bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, sản xuất ô tô, xe máy, đóng tàu, công nghiệp năng lượng, y tế, giáo dục, nhà xưởng cơ khí,… và xuất khẩu lao động. Đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng tăng về số lượng và cải thiện về kiến thức, kỹ năng kinh doanh, từng bước tiếp cận trình độ quốc tế.
Thách thức đối với nguồn nhân lực Việt Nam
1. Dân cư phân bổ không đều giữa các vùng
Dân cư Việt Nam phân bố không đều và có sự khác biệt lớn theo vùng. Phần đông vẫn còn là cư dân nông thôn. Các vùng đất rộng có tỷ trọng lao động thấp (vùng trung du và miền núi phía Bắc chỉ chiếm 13,8% lực lượng lao động). Trong khi đó, dân cư tập trung đa số ở những khu vực thành thị. Sự mất cân đối này hạn chế sự phát huy lợi thế về nguồn lao động vùng nông thôn. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo, cơ cấu theo ngành nghề, lĩnh vực, sự phân bố theo vùng, miền, địa phương,… chưa đồng nhất, chưa thực sự phù hợp với nhu cầu sử dụng của xã hội, gây lãng phí nguồn lực của Nhà nước và xã hội.
2. Chất lượng lao động, kỹ năng làm việc nhóm và ngoại ngữ thấp và hạn chế
Lao động chủ yếu là lao động nông nghiệp, nông thôn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Nguồn cung hiện nay luôn xảy ra tình trạng thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp, kỹ năng, tay nghề, thể lực và tác phong lao động công nghiệp còn yếu nên khả năng cạnh tranh thấp. Ở các công xưởng, những vị trí kỹ thuật cao nhất thường do lao động nước ngoài đảm nhận. Theo số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo nghề chiếm gần 85%. Đa số doanh nghiệp chưa hài lòng về chất lượng lao động, nhất là kỹ năng làm việc.
Tính chuyên nghiệp trong kỹ năng làm việc nhóm và năng lực sử dụng ngoại ngữ của còn hạn chế. Trong môi trường làm việc nước ngoài, ngoại ngữ luôn là điểm yếu của lao động Việt Nam. Mặt khác, năng suất lao động của Việt Nam có xu hướng tăng chậm hơn so với các nước đang phát triển trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia. Như vậy, mặc dù có những bước khởi sắc đáng kể, nhưng Việt Nam cũng cần nỗ lực hơn nữa. Được như vậy, những nhà xưởng cơ khí, nhà xưởng công nghiệp sẽ theo đó mà tăng mạnh cả về chất lượng và số lượng.
3. Tính kỷ luật của lao động Việt Nam chưa cao
Phần lớn lao động xuất thân từ nông thôn, nông nghiệp. Vì thế người lao động mang nặng tác phong sản xuất của một nền nông nghiệp tiểu nông. Họ chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc nhóm. Không chỉ vậy người lao động còn không có khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro. Cộng thêm việc ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm khi làm việc.