Những quy trình cơ bản của thủ tục xuất khẩu tại Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu mạnh trên thế giới. Chính vì vậy đã có rất nhiều DN nước ngoài đã chọn Việt Nam để mở rộng nhà xưởng công nghiệp. Sau đây, hãy cùng Kizuna tìm hiểu về quy trình thủ tục xuất khẩu tại Việt Nam để hiểu rõ hơn.
1/ Thủ tục khai thông tin và đăng ký xuất khẩu cho sản phẩm
a) Thủ tục khai thông tin xuất khẩu (EDA)
Thủ tục xuất khẩu gồm khai thông tin và đăng ký
Doanh nghiệp khai các thông tin xuất khẩu bằng nghiệp vụ EDA trước khi đăng ký tờ khai xuất khẩu. Bao gồm khai đầy đủ các chỉ tiêu trên màn hình EDA với 109 chỉ tiêu. Sau đó, DN gửi đến hệ thống VNACCS của hải quan Việt Nam. Hệ thống sẽ tự động cấp số, xuất ra các chỉ tiêu liên quan đến thuế suất; tên tương ứng với các mã nhập vào. Hệ thống cũng tự động tính toán các chỉ tiêu liên quan đến trị giá, thuế,… Sau đó hệ thống sẽ phản hồi lại cho người khai hải quan tại màn hình đăng ký tờ khai – EDC. Vì vậy, các doanh nghiệp mở nhà xưởng công nghiệp tại Việt Nam phải cung cấp đầy đủ những thông tin về sản phẩm của mình để các cơ quan kiểm tra trước khi đăng ký giấy tờ.
b) Thủ tục đăng ký tờ khai xuất khẩu (EDC)
Hê thống sẽ phản hồi thông tin tại màn hình đăng ký tờ khai (EDC). DN kiểm tra các thông tin đã khai báo, thông tin do hệ thống tự động xuất ra, tính toán. Nếu các thông tin là chính xác thì gửi đến hệ thống để đăng ký tờ khai. Trường hợp sau khi kiểm tra, doanh nghiệp phát hiện có những thông tin khai báo không chính xác. Nếu DN cần sửa đổi thì phải sử dụng nghiệp vụ EDB. Đó là thực hiện gọi lại màn hình khai thông tin xuất khẩu (EDA) để sửa các thông tin cần thiết.
2/ Kiểm tra, phân luồng thông tin về sản phẩm
a) Kiểm tra điều kiện doanh nghiệp đăng ký tờ khai
Trước khi cho phép đăng ký tờ khai, hệ thống sẽ tự động kiểm tra danh sách nhà xưởng công nghiệp không đủ điều kiện đăng ký tờ khai. Đó là những doanh nghiệp:
-Nợ quá hạn 90 ngày
-DN tạm ngừng hoạt động
-DN giải thể, phá sản,...
Đăng Ký
Diện tích linh hoạt từ 250 - 10.000 m²
Nếu doanh nghiệp thuộc danh sách nêu trên thì không được đăng ký tờ khai. Hệ thống sẽ phản hồi lại cho doanh nghiệp biết.
b) Phân luồng, kiểm tra, thông quan xuất khẩu
Sau khi tờ khai được đăng ký, hệ thống cục hải quan Việt Nam sẽ tiến hàng phân luồng. Việc phân luồng bao gồm 3 mức: xanh, đỏ, cam.
Trường hợp phân luồng xanh:
Đây là những lô hàng hóa không có vấn đề và không phải bị kiểm duyệt lại. Hệ thống sẽ tự động xem xét số thuế phải nộp. Nếu số thuế là 0 thì hệ thống sẽ tự động cấp phép thông quan. Nếu số thuế khác 0 thì sẽ có hai trường hợp. Trường hợp 1 sẽ là khai báo nộp thuế ngay. Hệ thống sẽ xuất ra số thuế phải nộp và DN phải thực hiện điều đó. Trường hợp 2 là DN khai báo nộp thuế bằng hạn mức. Hệ thống sẽ kiểm tra nếu số tiền hạn mức lớn hơn số thuế phải nộp thì DN sẽ được thông quan. Ngược lại, nếu nhỏ hơn thì hệ thống sẽ báo lỗi.
Trường hợp phân luồng vàng và đỏ:
Phân luồng vàng thể hiện cần kiểm tra chi tiết hồ sơ và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Phân luồng đỏ là vừa kiểm tra chi tiết hồ sơ và thực tế hàng hóa. Khi DN rơi vào trường hợp phân luồng này thì cần thực hiện theo sự hướng dẫn của cơ quan hải quan. Nguy cơ nhất là rơi vào phân luồng đỏ. DN sẽ có thể bị kiểm tra một trong ba mức độ. Mức độ 1 sẽ là kiểm tra toàn bộ lô hàng xuất khẩu. Mức độ 2 là kiểm tra 10% lô hàng. Nếu không vi phạn thì ngừng kiểm tra. Ngược lại sẽ tiếp tục kiểm tra đến khi kết luận được mức độ vi phạm. Mức độ 3 sẽ là kiểm tra 5% lô hàng.
Cần kiểm tra và bổ sung thông tin cần thiết khi làm thủ tục xuất khẩu
3/ Khai sửa đổi và bổ sung trong thông quan hàng hóa:
Việc khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan được thực hiện từ sau khi đăng ký tờ khai đến trước khi thông quan hàng hóa. DN thực hiện nghiệp vụ EDD để thực hiện khai bổ sung thông quan. Thông tin tờ khai xuất khẩu sửa đổi lần đầu sẽ là EDA. Thông tin khai xuất khẩu đã được sửa đổi từ lần 2 trở đi là EDA01.
Sau khi đã khai báo xong, hệ thống sẽ cấp số tờ khai sửa đổi và phản hồi lại các thông tin sửa đổi tờ khai. Doanh nghiệp ấn nút “gửi” tại màn hình này, khi đó hoàn tất việc đăng ký tờ khai sửa đổi, bổ sung. Số của tờ khai sửa đổi là ký tự cuối cùng của ô số tờ khai. Số lần khai báo sửa đổi, bổ sung trong thông quan tối đa là 9 lần. Con số sẽ tương ứng với ký tự cuối cùng của số tờ khai từ 1 đến 9.
Các doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng hóa phải hoàn thành đủ những thủ tục theo quy định của pháp luật. Hy vọng với những thông tin trên đã giúp DN hiểu hơn về thủ tục xuất khẩu tại Việt Nam.