Những thách thức và cơ hội khi mở xưởng sản xuất mũ bảo hiểm
Ngày nay, ý thức về an toàn giao thông của người Việt ngày càng nâng cao. Kéo theo đó, nhu cầu sử dụng mũ bảo hiểm càng được chú trọng và gia tăng. Đây cũng chính là cơ hội cho các nhà đầu tư khai thác kinh doanh lĩnh vực này. Tuy nhiên, như những ngành nghề khác, ngành nghề này cũng phải đối mặt với không ít khó khăn. Bài viết dưới đây sẽ nêu lên những thách thức và cơ hội khi mở xưởng sản xuất mũ bảo hiểm.
Tình hình sản xuất mũ bảo hiểm ở Việt Nam
Hiện tại, cả nước có khoảng trên 80 cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm. Con số này giảm 20% so với năm 2013. Tuy nhiên số doanh nghiệp tự sản xuất và lắp ráp hoàn chỉnh không quá 10 DN. Còn lại là các cơ sở nhỏ lẻ chỉ sản xuất vỏ mũ và mua các linh kiện khác về lắp ráp.
Nhiều cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm có trang thiết bị thô sơ, mặt bằng sản xuất nhỏ hẹp, chưa xây dựng quy trình kiểm soát chất lượng. Tại một số địa phương, còn có nhiều cơ sở không hoạt động liên tục. Chỉ sản xuất, lắp ráp khi có đơn đặt hàng, giao ngay và không để hàng hoá tồn kho.
Theo quy định, các cơ sở sản xuất phải thực hiện việc chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm trước khi đưa ra trên thị trường. Tuy nhiên, tỷ lệ có chứng nhận hợp quy một cách thực chất và nghiêm túc chưa cao. Tất cả những điều này gây khó khăn cho quá trình quản lý chất lượng của sản phẩm. Bên cạnh đó còn ảnh hưởng lớn đến thị trường sản xuất mặt hàng này.
Thách thức đối với ngành sản xuất mũ bảo hiểm
1/ Rào cản về các quy định pháp lý
Theo Luật Đầu tư, ngành, nghề “sản xuất mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Hiện, Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng dự thảo Nghị định quy định về điều kiện sản xuất sản phẩm này. Theo đó, nghị định sẽ tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tham gia thị trường. Đồng thời và siết chặt về tiêu chuẩn chất lượng mũ. Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp đánh giá là quá dài dòng, nhiều thủ tục rắc rối.
Các DN cho rằng các điều kiện kinh doanh đang được dựng theo hướng không khuyến khích tạo ra chuỗi sản xuất, không khuyến khích chuyên môn hóa. Điều này can thiệp sâu vào hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy cánh cửa của ngành kinh doanh này chắc chắn sẽ đóng lại với nhiều doanh nghiệp.
Quy định nêu rõ các doanh nghiệp phải sản xuất thành phẩm mũ bảo hiểm, không được lắp ráp các linh kiện nhập từ bên ngoài. Các cơ sở phải có địa chỉ rõ ràng, có biển hiệu treo ở vị trí dễ quan sát. Tuy nhiên nhiều DN sẽ đặt ra câu hỏi “Doanh nghiệp sẽ hiểu thế nào là diện tích phù hợp, kho chứa phù hợp, thế nào là vị trí dễ quan sát”? .
Với những điểm còn bất cập trên, phần nào đó sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư khi kinh doanh mặt hàng này.
2/ Không cạnh tranh được với hàng nhập lậu, chất lượng thấp, giá rẻ
Ngoài những khó khăn trên, mặt hàng này trong nước còn bị cạnh tranh không sòng phẳng. Đặc biệt là loại mũ Trung Quốc nhập lậu, chất lượng thấp, giá rẻ. Hiện nay, giá mũ Trung Quốc nhiều loại chỉ có giá 40.000 đồng. Trong khi sản phẩm trong nước phải trên dưới 100.000 đồng. Nguyên nhân, do các loại mũ trong nước sử dụng nhựa đặc chủng chịu lực, giá cao gấp 3 đến 4 lần so với các loại nhựa mà hàng Trung Quốc sử dụng.
Không chỉ vậy, nếu sản xuất trong nước, các loại mũ kém chất lượng chỉ khoảng 30.000 đồng. Tuy nhiên, khi đến tay người tiêu dùng thì cả hai trường hợp đều “hợp pháp” như nhau. Đây chính là những rào cản rất lớn đối với các DN sản xuất mũ bảo hiểm chân chính.
Cơ hội khi mở xưởng sản xuất mũ bảo hiểm
1/ Thị trường tiêu thụ tiềm năng
Với dân số hơn 90 triệu người hiện nay và nhu cầu sử dụng mũ bảo hiểm rất phổ biến. Các DN sản xuất không lo không có thị trường tiêu thụ. Trong khi đó số lượng các DN sản xuất uy tín, chính thống lại đang còn quá ít so với nhu cầu. Đây chính là những cơ hội vàng trong những khó khăn của các DN. Và để tận dụng được lợi thế này, DN phải tích cực phát huy những nguồn lực sẵn có. Từ đó sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành hợp lý. Đây là điều kiện tiên quyết để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Nếu biết cách tận dụng và phát huy DN sẽ nhanh chóng đạt được những thành công.
Tuy nhiên, mặc dù chính sách đội mũ bảo hiểm đã mang lại kết quả thiết thực, song vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Tình trạng chất lượng sản phẩm không chuẩn hiện được sản xuất và bán tràn lan trên thị trường. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
2/ Sự quan tâm đặc biệt đến chất lượng mũ bảo hiểm của Chính phủ
Mặc dù Nghị định ban hành còn một số thiếu sót, song cũng không thể phủ nhận Chính phú rất quan tâm đến chất lượng bằng hành động thiết thực. Tìm mọi giải pháp để mang đến sự bình ổn, trong sạch cho thị trường này. Chú tâm đến công tác kiểm tra giám sát, lực lượng quản lý thị trường các huyện, thành, thị. Tuyên truyền phổ biến các quy định pháp luật liên quan.
Bằng các giải pháp tích cực trong hoạt động kinh doanh mũ bảo hiểm dần đi vào nề nếp. Thực tế cũng cho thấy các vi phạm giảm hẳn: không còn tình trạng kinh doanh tự phát; bày bán các loại mũ bảo hiểm có kiểu dáng không đúng quy định trên các lề đường, hè phố.
Như vậy, không nhiều may mắn như ngành sản xuất linh kiện điện tử, các xưởng sản xuất mũ bảo hiểm sẽ phải nỗ lực hơn nữa để tận dụng được những cơ hội và vượt qua được những khó khăn. Hy vọng bài viết trên đây hữu ích cho các doanh nghiệp.