Lưu ý về thủ tục hợp đồng cho thuê xưởng sản xuất doanh nghiệp cần biết
Mặc dù thị trường đầu tư của các doanh nghiệp hiện nay rất sôi nổi. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có được thành công. Thực tế, do tác động của tình hình suy thoái kinh tế thế giới nên một số doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất khiến một phần mặt bằng nhà xưởng công nghiệp rơi vào tình trạng dư thừa. Vậy doanh nghiệp cần chuẩn bị những thủ tục gì để cho thuê kho xưởng dư thừa?
Những lưu ý thực hiện thủ tục cho thuê lại nhà xưởng dư thừa cho các bên
Nhiều doanh nghiệp đã nghĩ đến phương án cho doanh nghiệp khác thuê lại xưởng sản xuất dư thừa của mình. Điều này nhằm để tiết giảm chi phí, duy trì sản xuất và lao động. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng biết việc cho thuê lại nhà xưởng dư thừa là có đúng với Quy định của pháp luật không và cần những thủ tục gì? Dưới đây là những lưu ý các bên cần biết để tránh các rắc rối về sau.
1/ Thủ tục đối với bên cho thuê nhà xưởng dư thừa:
Hiện nay có hai dạng đối tượng cho thuê lại nhà xưởng dư thừa. Dạng đầu tiên là chủ sở hữu thực sự của nhà xưởng. Dạng thứ hai là doanh nghiệp thuê xưởng từ chủ đầu tư khác rồi cho thuê lại. Với đối tượng này đương nhiên họ không có đủ điều kiện để mang phần nhà xưởng dư thừa đó cho thuê lại. Chính vì vậy, doanh nghiệp phải cẩn thận với những hình thức cho thuê này để tránh "tiền mất tật mang".
Những hồ sơ pháp lý doanh nghiệp cần chuẩn bị để cho thuê lại nhà xưởng:
+ Đăng ký và bổ sung ngành nghề cho thuê xưởng:
Đối với chủ sở hữu nhà xưởng cho thuê xưởng phải đăng ký bổ sung ngành nghề cho thuê nhà xưởng theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Kinh doanh bất động sản và quy định pháp luật về khu chế xuất - khu công nghiệp. DN sẽ phải chuẩn bị nhiều hồ sơ pháp lý để hoàn thành được thủ tục này.
+ Đầy đủ giấy tờ hợp pháp
Nhà xưởng cho thuê có hồ sơ pháp lý đầy đủ, hợp pháp. Nhà xưởng không có tranh chấp về quyền sở hữu, không bị kê biên để thi hành án. Hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu đang thế chấp thì phải có văn bản chấp thuận của đơn vị nhận thế chấp
+ Đảm bảo tách biệt với các khu vực liên quan:
Nhà xưởng cho thuê phải đảm bảo sự tách biệt để hoạt động của các bên. Hoạt động nhà xưởng không ảnh hưởng đến các khu vực liên quan. Bao gồm: hoạt động các doanh nghiệp lân cận và hoạt động chung của khu chế xuất - khu công nghiệp. Nhà xưởng cho thuê phải đủ diện tích cho các hạng mục công trình phục vụ sinh hoạt cần thiết của người lao động.
+ Đảm bảo đã thông báo thông tin cho các bên liên quan:
Doanh nghiệp cho thuê phải liên hệ với Ban quản lý khu công nghiệp. Điều này nhằm thông tin tình hình dự kiến việc cho thuê. Đồng thời, DN thỏa thuận với ban quản lý khu công nghiệp để thống nhất việc đảm bảo cung cấp các điều kiện về hạ tầng.
+ Hợp đồng cho thuê nhà xưởng phải rõ ràng
Hợp đồng cho thuê nhà xưởng phải được công chứng theo quy định của pháp luật hiện hành. Nội dung hợp đồng lưu ý đến việc phân định trách nhiệm giữa bên cho thuê và bên thuê lại. Bao gồm các hạng mục về:
- Xử lý nước thải, tải lượng nước thải trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom chung của khu chế xuất - khu công nghiệp;
- Trách nhiệm thu gom, chuyển giao chất thải rắn, chất thải nguy hại;
- Trách nhiệm thanh toán các khoản phí duy tu tái tạo cơ sở hạ tầng và các khoản phí dịch vụ khác;
- Yêu cầu về đảm bảo chất lượng công trình nhà xưởng
2/ Lưu ý đối với Bên thuê nhà xưởng:
Khi quyết định thuê lại xưởng của một doanh nghiệp khác, bên thuê phải hết sức lưu ý, đảm bảo đúng Quy định hiện hành:
+ Phải có ngành nghề tương đồng
Bên thuê lại nhà xưởng dư thừa phải có ngành nghề tương đồng với ngành nghề của Bên cho thuê. Hoặc DN phải phù hợp với quy hoạch và sự phát triển của khu chế xuất - khu công nghiệp. Bên cạnh đó, DN thuê phải có công nghệ cao, công nghệ sạch không gây ô nhiễm môi trường....
+ Quy mô hoạt động phù hợp
Bên thuê phải có quy mô, tính chất hoạt động không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp lân cận và hoạt động chung của khu chế xuất - khu công nghiệp.
+ Thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý
Sau khi thuê, bên thuê phải thực hiện thủ tục pháp lý theo quy định.
- Đăng ký Sổ chủ nguồn thải chất thải rắn nguy hại;
- Đăng ký nội quy lao động; tạo điều kiện để thành lập tổ chức công đoàn;
- Thỏa ước lao động tập thể; đăng ký thang lương, bảng lương; báo cáo khai trình sử dụng lao động.
Những rủi ro khi doanh nghiệp cho thuê lại
Việc thu hẹp sản xuất và phải cho thuê lại phần nhà xưởng dư thừa là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng không muốn xảy ra. Việc cho thuê lại được ví như "con dao hai lưỡi". Mặc dù giúp DN thu được phần nào chi phí những đổi lại là những rủi ro to lớn.
- Rối loạn quy trình sản xuất và mâu thuẫn xảy ra giữa các bên
- Thiệt hại, mất mát xảy ra tại nhà xưởng
- Sử dụng hệ thống xử lý kém ảnh hưởng toàn bộ khu xưởng,...
Chính vì vậy, với những DN mới thành lập chưa tìm ra định hướng đúng thì nên chọn thuê xưởng. Nhà xưởng cho thuê sẽ giúp DN có thời gian tìm hiểu về thị trường sở tại. Bên cạnh đó, DN có thể chuyển đổi quy mô sản xuất một cách dễ dàng. Sau một thời gian sử dụng nhà xưởng, DN có thể yêu cầu mua lại từ đơn vị cung cấp. Như vậy, không những vừa ổn định sản xuất mà còn tránh được các rủi ro khi cho thuê lại xưởng dư thừa.
Nhìn chung, giải pháp cho thuê lại nhà xưởng dư thừa giúp DN tiết kiệm cho phí. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của mình, cả bên cho thuê và bên đi thuê cũng cần phải xem xét kỹ lưỡng để tránh rủi ro. Hi vọng những thông tin trên hữu ích với doanh nghiệp của bạn.