Nhà Xưởng Xây Sẵn – Yếu tố tạo nên thành công trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Thời gian gần đây các kênh truyền thông: thời sự, báo, đài liên tiếp đưa tin về thực phẩm nhiễm bẩn, không an toàn gây nguy hại đến sức khỏe con người và được cảnh báo ở mức đáng báo động. Vì thế, người tiêu dùng đã biết quan tâm và tìm kiếm các nguồn thực phẩm sạch, thực phẩm hữu cơ, an toàn để bảo vệ sức khỏe mình và người thân. Cũng chính vì thế nhu cầu về thực phẩm sạch, chất lượng cao ngày càng cao lên và trở nên cần thiết.
Vậy thực phẩm sạch là gì? Tiêu chuẩn và giải pháp nào để đánh giá vệ sinh an toàn thực phẩm, ngăn ngừa thực phẩm bẩn? Nhà xưởng và máy móc thiết bị có vai trò như thế nào trong việc đáp ứng các yêu cầu của luật pháp về chế định an toàn vệ sinh thực phẩm? Hãy cùng Kizuna tìm hiểu qua một vài chia sẻ hữu ích ở bài viết dưới đây nhé!
Thực phẩm như thế nào được gọi là SẠCH?
“Thực phẩm” là một cụm từ rất chung, nó bao gồm tất cả các loại rau, củ, quả, thịt, cá, sản phẩm tươi sống. Vì thế, để được coi là sản phẩm “Sạch” thì bản thân mỗi loại thực phẩm sẽ có những tiêu chuẩn đánh giá và yêu cầu chất lượng riêng. Bởi bạn nên nhớ rằng yêu cầu sạch của thịt khác của cá và cũng sẽ khác với rau.
- Rau sạch: Hiện nay rất nhiều người nhầm lẫn giữa rau hữu cơ (organic) và rau an toàn. Vì chế độ chăm sóc và quy trình sản xuất rau hữu cơ rất nghiêm ngặt: sản phẩm không được sử dụng chất hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, chất biến đổi gen, toàn bộ được sản xuất theo một quy trình khép kín và hoàn toàn tự nhiên nên tuyệt đối an toàn đối với người tiêu dùng. Tuy nhiên, vì phương pháp và tiêu chuẩn khá khắc khe nên sản lượng cung chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng.
- Thực phẩm tươi sống: thịt, cá, gia cầm,…được coi là thực phẩm sạch, an toàn khi được kiểm soát chặt chẽ từ khâu chăn nuôi, giết mổ và chế độ bảo quản để cung cấp đến tay người tiêu dung, đồng thời không sử dụng chất tạo nạc, chất kích thích tăng trưởng, chất biến đổi gen.
- Hoa quả sạch: các loại hoa quả tươi phải đáp ứng được một số tiêu chí như: thu hoạch trong ngày hoặc đảm bảo khâu vận chuyển, không sử dụng chất kích thích, không sử dụng chất bảo quản và chất biến đổi gen.
Như vậy, với mỗi loại thực phẩm sẽ có những tiêu chuẩn đánh giá riêng, vì thế đòi hỏi người tiêu dùng cần có những kiến thức cơ bản về thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn và vấn đề vệ sinh thực phẩm để có thể tự bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình. Nếu như 5 năm về trước bạn nói đến thực phẩm sạch, thực phẩm hữu cơ có lẽ hiểu biết của người dân vào thời điểm đó gần như là con số 0 thì hiện nay nhu cầu về nguồn thức ăn sạch, an toàn, vệ sinh chính là xu hướng tiêu dùng hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế thị trường. Tuy nhiên, còn có một điểm mà các bà nội trợ cần lưu ý chính là việc loại bỏ dần các thực phẩm phổ biến có khả năng chứa GMO (sinh vật biến đổi gen) trong danh sách đi chợ hàng ngày của mình như: bắp cải tím, dưa hấu không hạt, cà chua, bắp,…Tại Việt Nam, từ năm 2014 cây GMO đã được cấp phép trồng đại trà, vì thế hãy ưu tiên chọn mua các loại thức ăn sạch, hữu cơ và an toàn và nếu có thể nên di cư ra khỏi vùng trồng GMO.
Vậy dựa vào tiêu chuẩn nào để đánh giá một sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm?
Hiện nay, HACCP được xem là chuẩn mực hàng đầu để đánh giá về độ an toàn vệ sinh thực phẩm mà bất kỳ một Công ty chế biến – sản xuất thực phẩm nào cũng mong muốn đạt được khi vấn đề chất lượng sản phẩm được người tiêu dùng quan tâm và đặt lên hàng đầu. Tiêu chuẩn HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point) có nghĩa là hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm, giúp doanh nghiệp kiểm soát mối nguy hai trong quá trình sản xuất và chế biến thưc phẩm. Vậy lý do gì khiến HACCP lại trở thành tiêu chuẩn để đánh giá về độ an toàn vệ sinh thực phẩm hàng đầu hiện nay?
Đối với các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thông thường khác nhà sản xuất sẽ lấy mẫu thử từ thành phẩm để đem đi phân tích đánh giá, còn đối với tiêu chuẩn HACCP, hệ thống sẽ tự phân tích đánh giá các mối nguy có thể xảy ra để đưa ra biện pháp phòng ngừa. Tuy nhiên, để thực hiện được quy trình đánh giá theo chuẩn HACCP, DN cần phải được trang bị đầy đủ cơ sở hạ tầng, thiết bị máy móc, nguồn lực và thời gian. Chính vì thế, việc thực hiện đúng quy trình HACCP ở Việt Nam hiện nay vẫn còn là vấn đề rất khó khăn, khi số lượng các doanh nghiệp đạt chứng chỉ HACCP không nhiều. Theo báo cáo năm 2015 của Cục chế biến Nông lâm thủy sản, chỉ có khoảng 30 doanh nghiệp doanh nghiệp chế biến hạt điều đạt tiêu chuẩn HACCP, ISO, trong khi đó nhiều cơ sở nhỏ lẻ không được đầu tư máy móc và thiết bị dẫn đến tình trạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đây chính là con số đáng báo động cho ngành chế biến sản xuất điều nói riêng và ngành chế biến thực phẩm nói chung tại thị trường Việt Nam hiện nay.
Qua đây, chúng ta biết được rằng còn có một yếu tố đóng vai trò quan trọng không kém trong việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đó cơ sở hạ tầng nhà xưởng sản xuất, trang thiết bị và máy móc.
Vai trò của nhà xưởng xây sẵn trong việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
Nhà xưởng, trang thiết bị, máy móc trước khi áp dụng các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng như HACCP và ISO nếu chưa đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm cần phải sửa chữa, nâng cấp và phải đáp ứng được các điều kiện sau:
- Đảm bảo cung cấp kịp thời nguồn lực cần thiết theo các yêu cầu ATVSTP đối với việc triển khai và duy trì hệ thống quản lý chất lượng HACCP và ISO.
- Cán bộ, đội ngũ quản lý phải được trang bị kiến thức về HACCP và ISO, đồng thời nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của hệ thống quản lý chất lượng trong việc đảm bảo ATVSTP.
Nhà xưởng, máy móc, thiết bị khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm sẽ giúp các tổ chức, doanh nghiệp chứng minh được khả năng cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng tốt. Khu Nhà Xưởng Dịch Vụ Cho Thuê Kizuna là một trong những đơn vị đầu tiên đạt được ISO 9001:2015 – Tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng, trong lĩnh vực kinh doanh nhà xưởng khu công nghiệp tại Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước khi đầu tư vào lĩnh vực chế biến, sản xuất. Đây cũng là yếu tố góp một phần không nhỏ tạo nên sự thành công trong việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm giúp nâng cao khả năng thỏa mãn khách hàng của các doanh nghiệp, tạo ra nhu cầu sống tốt hơn cho người tiêu dùng và là nền tảng cho sự phát triển kinh tế trong giai đoạn hội nhập.
Theo P. Marketing-Kizuna JV Corporation