Tâm lý "sính ngoại" mở ra nhiều cơ hội đầu tư cho DN nước ngoài
Sản phẩm nhập ngoại luôn là sản phẩm được gắn mác “giá thành cao, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp”. Đây là một trong những lý do, người tiêu dùng việt chuộng hàng ngoại. Và thói quen “sính ngoại” được thể hiện rõ ở hầu hết các lĩnh vực.. Đơn cử như ở các nhà máy sản xuất nội thất, sản phẩm nội thất nhập ngoại chiếm vị trí độc tôn. Điều này đã mở ra cơ hội đầu tư lớn cho các doanh nghiệp nước ngoài.
Người Việt và xu hướng “sính ngoại”
Chuộng hàng ngoại - xu hướng không còn xa lạ với người Việt trong vài năm trở lại đây. Các con số thống kê hàng năm đều chỉ ra nhu cầu sử dụng hàng nhập đang tăng và theo hướng ngày càng nhanh. Và tỷ lệ người tiêu dùng Việt mua hàng ngoại tăng 70% và tỉ lệ mua hàng trong nước giảm 22% chỉ sau một năm
Tâm lý chuộng hàng ngoại một phần xuất phát từ mong muốn được khẳng định đẳng cấp. Không chỉ các sản phẩm có giá trị cao như hàng điện tử, thời trang, các mặt hàng tiêu dùng thương hiệu ngoại cũng nhận được nhiều sự quan tâm.Trung bình cứ 10 người mua bánh kẹo, thực phẩm đóng hộp và đồ uống không cồn thì khoảng 4 người lựa chọn sản phẩm nhập khẩu. Ở các siêu thị, cửa hàng cũng vậy, thay vì mua hàng nội địa, người tiêu dùng đua nhau nhập hàng của Đức, Úc. Điều này khiến cho thị trường nội địa của mặt hàng này bị bỏ ngỏ.
Năm 2017, sản phẩm hàng ngoại không chiếm ưu thế cao chỉ hơn 8% người tiêu dùng. Nhưng tỷ lệ người yêu thích hàng có xuất xứ nước ngoài đang nhích lên. Khảo sát của cuộc điều tra Hàng Việt Nam chất lượng cao cũng đã cho thấy rõ. Năm 2018, tỷ lệ người tiêu dùng Việt mua sản phẩm nước ngoài tăng lên 30% và 40%.
Tâm lý "sính ngoại" mở ra nhiều cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp nước ngoài
Chính tâm lý sính ngoại của người Việt đã mang đến nhiều cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp nước ngoài. Và thị trường đồ nội thất nhập ngoại cũng không nằm ngoài thực tế này.
1.Doanh nghiệp nước ngoài có cơ hội tiếp cận với thị trường tiêu thụ dồi dào
Tâm lý sính ngoại đã tạo cho các doanh nghiệp nước ngoài một thị trường tiêu thụ hết sức màu mỡ. Nhiều chuyên gia đánh giá, với dân số trẻ hơn 90 triệu dân, Việt Nam chính là địa điểm kinh doanh không thể bỏ qua. Trên thị trường hàng nội thất Việt Nam, rất nhiều thương hiệu thế giới bắt đầu kinh doanh . Những thương hiệu đó có thể là thương hiệu lớn như: Ashley Furniture Industries, Aaron, Dunelm Group, Row, French Heritage, Forma Ideale,...Những thương hiệu này với mẫu mã thiết kế đẹp mắt, chất liệu bền đẹp luôn làm hài lòng người tiêu dùng.
2. Doanh nghiệp nước ngoài có cơ hội đầu tư kèm chế độ ưu đãi thuế quan
Cũng do nhu cầu tiêu thụ hàng ngoại rất lớn nên thị trường nhập khẩu rất được quan tâm. Chính vì vậy, các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam cũng được ưu tiên, khuyến khích.
Theo các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký kết, các doanh nghiệp nước ngoài được hưởng nhiều ưu đãi khi đầu tư vào Việt Nam. Hàng nhập khẩu ngày càng dễ tiếp cận thị trường do những ưu đãi về thuế quan. Đồng thời những cải thiện về thủ tục thuế, hải quan ở khâu nhập khẩu cũng là một lợi thế. Hàng nhập khẩu sẽ từng bước mở rộng thị phần tại Việt Nam. Hàng loạt các đối thủ cạnh tranh ở Thái Lan, Hàn Quốc sẽ cũng được hưởng lợi từ thuế 0%. Điều này đem lại lợi thế cho các công ty nước ngoài và bất lợi cho doanh nghiệp trong nước. Ngành sản xuất đồ nội thất được đánh giá là “đem sân nhà đi đãi khách”.
Như vậy, với lợi thế đó những doanh nghiệp nước ngoài sẽ có nhiều cơ hội đầu tư, phát triển hơn nữa. Những nhà máy sản xuất đồ nội thất của doanh nghiệp nước ngoài sẽ có thêm nhiều cơ hội mở rộng và phát triển thị trường. Chính vì vậy, doanh nghiệp nội địa phải nỗ lực hơn nữa để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.