Thế nào được gọi là hàng hóa của Việt Nam?
Trong thời gian vừa qua, tình trạng hàng nhập khẩu "đội lốt" hàng Việt xảy ra ngày càng nhiều. Một số sản phẩm vẫn được dán nhãn “made in Vietnam” hay “hàng Việt Nam” dù không đúng bản chất thật sự. Vì vậy, dự thảo Thông tư cách xác định sản phẩm, hàng hóa là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam do Bộ Công Thương soạn thảo đã đưa ra một số điểm giúp làm rõ hơn vấn đề này.
Theo dự thảo này, hàng hóa được phép thể hiện là hàng hóa của Việt Nam trong hai trường hợp. Thứ nhất, hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam. Trường hợp 2, hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam nhưng trải qua công đoạn gia công, chế biến cuối cùng tại Việt Nam làm thay đổi cơ bản tính chất của hàng hóa. Ngoài ra, hàng hóa được xem là hàng Việt Nam phải đạt tỷ lệ giá trị gia tăng 30% hàm lượng giá trị nội địa chỉ tính riêng giá trị của Việt Nam.
Đăng Ký
Diện tích linh hoạt từ 250 - 10.000 m²
Hiện nay ngành công nghiệp công nghệ cao như công nghiệp điện tử, công nghiệp lắp ráp ô tô, công nghiệp sản xuất thiết viễn thông đã có khá nhiều doanh nghiệp đang sản xuất lắp ráp các sản phẩm được xem là "made in Vietnam". Tuy nhiên khi dự thảo này được thông qua, các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa nội địa lưu thông trên thị trường Việt Nam sẽ không được ghi nhãn bằng tiếng nước ngoài, ví dụ "made in Vietnam" hay "product of Vietnam". Ngoài ra, họ cũng không được thể hiện các nội dung như: lắp ráp tại Việt Nam, gia công tại Việt Nam hay thiết kế bởi Việt Nam, mà chỉ được phép lựa chọn một trong các cách quy định như: sản phẩm Việt Nam, hàng hóa Việt Nam, sản xuất tại Việt Nam,…
Thông tư sẽ không làm phát sinh thêm chi phí cho doanh nghiệp bởi ghi nhãn hàng hóa và công bố nước xuất xứ trên nhãn hàng hóa đã từ lâu là yêu cầu bắt buộc theo quy định của Nghị định 43/2017/NĐ-CP. Hơn nữa, Thông tư còn giúp các tổ chức, cá nhân có căn cứ để thực hiện đúng yêu cầu của Nghị định 43, giúp loại bỏ các trường hợp vô tình hay cố tình vi phạm thông tin về nước xuất xứ.