Thị trường ngành dệt may Việt Nam có gì biến động
Thị trường ngành dệt may Việt Nam đang phát triển như vũ bão để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Nắm bắt được cơ hội này, thị trường ngành dệt may xuất hiện nhiều xưởng sản xuất quần áo ngày càng dày để tăng tốc độ cung ứng cho thị trường tiêu dùng của ngành dệt may. Hãy cùng khám phá những dấu ấn nổi bật của thị trường ngành dệt may Việt Nam thời gian qua.
1/ Năm 2018, xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam tăng trưởng lọt top 3 trên thế giới.
Kinh tế thị trường phát triển, đời sống của con người ngày một tăng. Kéo theo đó là nhu cầu ăn, nhu cầu mặc ngày càng tăng và chú trọng đến chất lượng. Điều này, kích thích ngành dệt may xuất hiện ngày càng nhiều xưởng sản xuất quần áo để phát triển về mẫu mã cũng như chất lượng.
Năm 2018, Việt Nam có xuất khẩu ngành dệt may tăng cao đạt 36,2 tỷ USD. Con số đã tăng 16,4% so với năm 2017. Với tỷ lệ tăng trưởng này giúp ngành dệt may nằm trong top 3 về xuất khẩu ngành dệt may cao nhất thế giới. Việt Nam đã cán đích tại vị trí thứ 3 sau Trung Quốc và Ấn Độ. Mức tăng trưởng xuất khẩu này cao nhất giai đoạn 2015 - 2018. Thị trường xuất khẩu ngành dệt may nước ta rộng khắp trên thế giới. Trong đó thị trường chính vẫn là Mỹ với 12,7 tỷ USD (số liệu tính đến hết tháng 11/2018). Điều này chứng tỏ sự phát triển mạnh của ngành dệt may Việt Nam.
Xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam đứng top 3 thế giới năm 2018
2/ Thách thức và cơ hội ngành dệt may Việt Nam năm 2019
2.1/ Biến động kinh tế thị trường ảnh hưởng đến ngành dệt may Việt Nam
Các dự báo cho thấy rõ kinh tế các nước Mỹ, Châu Âu, Nhật tăng trưởng thấp hơn so với năm 2018. Dù lãi suất tăng ở mức thấp nhưng FED dự báo năm 2019 có lãi suất tăng 2 lần. Xu thế thắt chặt dòng tiền ở quốc gia nhập khẩu vẫn tiếp diễn.
Cuộc chiến tranh thương mại âm ỉ giữa Trung - Mỹ đang diễn biến phức tạp. Trung Quốc có thể sẽ đẩy mạnh luân chuyển sản xuất hàng hóa sang các nước. Điều này nhằm tận dụng các lợi thế nước bạn và đi đường vòng vào Mỹ một cách dễ dàng. Nếu vấn đề này xảy ra thì ngành dệt may nước ta sẽ có hàng loại xưởng sản xuất quần áo bị biến động mạnh.
2.2/ Thị trường ngành dệt may Việt Nam vẫn là miếng mồi ngon béo bở
Tuy nhiên, năm 2019 ngành dệt may trong nước không ngừng bừng sáng về nhu cầu. Bên cạnh đó, các hiệp định thương mại tự do dự kiến sẽ được thông qua. Điều này đã làm cho sản lượng đơn hàng của ngành dệt may được tăng cao. Một số doanh nghiệp đã báo cáo nhận được nhiều đơn hàng cho hết năm 2019.
Chính vì lẽ đó, các nhà xưởng sản xuất của ngành dệt may đã không ngừng được thành lập. Những nhà đầu tư nước ngoài cũng dần chuyển mình mở rộng thị trường qua Việt Nam. Doanh nghiệp cần thuê xưởng quy mô nhỏ hay bất kỳ diện tích nào thì các đơn vị cung cấp nhà xưởng Việt Nam đều đáp ứng được.
Thách thức và cơ hội dành cho ngành dệt may Việt Nam trong năm 2019
3/ Phấn đấu kim ngạch ngành dệt may đạt 40 tỷ USD trong năm 2019
Việt Nam cần phải mở rộng thị trường ra các nước tiềm năng lớn khác trên thế giới. Hai thị trường xuất khẩu ngành dệt may tiềm năng đối với Việt Nam là 40 tỷ USD của Úc và 20 tỷ USD của Canada. Việt Nam mới chỉ có từ 4 đến 5% từ các thị trường này. Nếu theo kế hoạch thì 6 tháng cuối năm 2019, Việt Nam sẽ thêm thị trường EU, tăng trưởng thêm khoảng 1 tỷ USD.
Chính vì thế để giữ được các thị trường xuất khẩu chính ổn định, hiệp định EVFTA đi vào hiệu lực, tận dụng tốt CPTPP. Năm 2019, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu 40 tỷ USD đối với ngành dệt may. Đây là mục tiêu cao nhất, để đạt được phải nằm trong kịch bản thuận lợi nhất.
Ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 40 tỷ USU trong năm 2019
Trước cơ hội cũng như thách thức ngành dệt may, doanh nghiệp cần khéo léo để phát triển. Những định hướng, giải pháp cụ thể cần được đề ra rõ ràng. Việt Nam cần sử dụng và đầu tư nguồn lực hợp lý để sinh lời cao.