Thị trường sản xuất bao bì hiện nay đã thay đổi như thế nào?
Cùng với sự phát triển của nền công nghiệp, môi trường làm việc trở nên độc hại hơn. Người lao động làm việc trong các nhà máy giấy, xưởng sản xuất bao bì, công ty hóa chất, đồng nghĩa với việc phải chịu áp lực từ bụi bẩn, chất độc hại. Nếu làm việc trong môi trường này một khoảng thời gian dài thì sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng. Đọc ngay bài viết sau!
Môi trường làm việc độc hại là như thế nào ?
Các công ty sản xuất bao bì, linh kiện điện tử cao cấp, hóa chất hay các mỏ khai thác than được biết đến là những môi trường làm việc độc hại. Môi trường làm việc độc hại có thể hiểu là môi trường mà ở đó người lao động phải tiếp xúc trực tiếp với các chất có hại. Các chất đó có thể là khí bụi, khí than, CO2, tia phóng xạ hay hóa chất có trong thuốc trừ sâu. Vì vậy, làm việc trong môi trường này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đối với sức khỏe của người lao động. Và để hiểu đúng và chính xác đối về các công việc độc hại, Nhà nước có những quy định cụ thể thông qua thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH của bộ lao động và thương binh xã hội.
Các chế độ được hưởng khi làm việc trong môi trường độc hại
Nếu bạn đang làm việc ở các khu vực hầm lò hay các xưởng sản xuất bao bì, hằng ngày phải tiếp xúc với khói bụi. Bạn băn khoăn không biết công việc này có được hưởng những quyền lợi hay được trợ cấp gì không? Dưới đây là một số lưu ý bạn cần biết.
So với điều kiện làm việc bình thường người lao động khi làm việc ở nơi có môi trường độc hại sẽ được hưởng một số quyền lợi như sau:
-
Thời giờ làm việc:
Để hạn chế thời gian tiếp xúc, người làm việc trong môi trường độc hại không làm việc quá 06 giờ trong 01 ngày.
-
Nghỉ hằng năm:
Trong khi người lao động bình thường sẽ hưởng 12 ngày nghỉ/ năm, ngày nghỉ của người làm trong môi trường độc hại sẽ dài hơn. Người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sẽ có 14 ngày nghỉ hàng năm. Và Nhà nước quy định 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo Danh mục.
-
Bồi dưỡng bằng hiện vật:
Bên cạnh những ưu đãi về thời gian làm việc, những người làm việc trong môi trường này còn được bồi dưỡng bằng hiện vật. Mức bồi dưỡng sẽ được áp dụng theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Tùy theo điều kiện lao động và chỉ tiêu về môi trường lao động mà bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày. Và mức định suất này có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức bồi dưỡng sau:
+ Mức 1: 10.000 đồng;
+ Mức 2: 15.000 đồng;
+ Mức 3: 20.000 đồng;
+ Mức 4: 25.000 đồng.
Tuy nhiên, một điểm lưu ý là người lao động không được trả bằng tiền, không được trả vào lương (gồm cả đưa vào đơn giá tiền lương) thay cho hiện vật bồi dưỡng. Những quy định này được thể hiện chi tiết trong nội dung của thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH
-
Phương tiện bảo hộ lao động:
Để hạn chế các mặt tiếp xúc của người lao động, trong quá trình làm việc, người lao động còn được cung cấp các phương tiện bảo hộ lao động phù hợp. Phương tiện bảo vệ cá nhân bao gồm: Phương tiện bảo vệ đầu; mắt, mặt; thính giác, cơ quan hô hấp; Ngoài ra còn có các phương tiện bảo vệ tay, chân, thân thể, chống ngã cao; điện giật, điện từ trường; chết đuối. Và các loại phương tiện bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khác. Đồng thời các phương tiện bảo vệ cá nhân phải đạt tiêu chuẩn về chất lượng.
-
Chăm sóc sức khỏe:
Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại để tránh rủi ro bệnh tật xảy ra. Việc khám sức khỏe định kỳ giúp người lao động kịp thời phát hiện các loại bệnh nghề nghiệp. Và đảm bảo người lao động yên tâm làm việc.
Như vậy, với những chế độ, chính sách của Nhà nước, phần nào chia sẻ thêm cho người lao động. Tuy nhiên những chính sách này cũng chưa thể loại bỏ được bệnh tật mà người lao động gánh chịu. Những xưởng sản xuất bao bì vẫn hàng ngày thải ra khói bụi, các nhà máy hóa chất bắt buộc phải dùng hóa chất. Vì vậy, người lao động cần cân nhắc trước khi làm việc trong những môi trường này.