Thiết kế hệ thống làm mát cho xưởng sản xuất dây nịt
Do môi trường hoạt động tại các xưởng dây nịt nóng bức, thiếu thông thoáng và có mùi. Nên làm mát nhà xưởng hiện đang là vấn đề nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp này. Chính vì vậy, giải pháp làm mát nhà xưởng tự nhiên hoặc công nghiệp là cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ nêu lên những lưu ý khi thiết kế hệ thống làm mát cho xưởng sản xuất.
1/ Lựa chọn giải pháp làm mát nhà xưởng tự nhiên phù hợp
Sử dụng hệ thống thông gió để làm sạch nguồn không khí
Ngành nghề giày da nói chung và sản xuất dây nịt nói riêng thường đòi hỏi có nhiều công nhân làm việc. Chính vì vậy, tạo môi trường làm việc thoải mái tại xưởng sản xuất là rất quan trọng. Một số doanh nghiệp chọn giải pháp thông gió nhà xưởng với phương pháp tự nhiên. Hệ thống này giúp hút đi những nguồn khí bụi, mùi khó chịu ra ngoài. Và thay vào đó thổi vào những luồng khí tươi, tạo cảm giác thông thoáng. Với giải pháp này doanh nghiệp có thể lựa chọn cách lắp hệ thống lam gió hoặc mở nhiều cửa sổ. Điều này thuận tiện cho việc trao đổi khí bên trong xưởng và ngoài trời. Phương pháp này có ưu điểm là tiết kiệm chi phí và dễ lắp đặt.
Sử dụng hệ thống làm mát phù hợp để tăng năng suất
Tuy nhiên giải pháp làm mát nhà xưởng tự nhiên này lại không phát huy tác dụng khi lượng công nhân ngày càng tăng và thời tiết oi bức. Chính vì vậy, một số doanh nghiệp chọn hệ thống thông gió và quạt hút cho nhà máy. Công nhân làm việc tại xưởng cảm thấy thoải mái và hăng say trong sản xuất hơn. Làm mát nhà xưởng bằng hệ thống ống gió và quạt hút sẽ linh hoạt hơn. Và làm mát những vị trí cần thiết và theo yêu cầu của chủ đầu tư. Không khí nóng được đẩy ra ngoài do áp suất bên trong cao. Tuy nhiên đối với phương pháp làm mát này chúng ta nên chọn quạt phù hợp với diện tích phòng sao cho đem lại hiệu quả cao.
2/ Thiết kế hệ thống làm mát xưởng sản xuất theo đúng quy chuẩn
Để đạt hiệu quả làm mát hợp lý việc thiết kế lắp đặt là bước quan trọng. Chính vì vậy, việc thiết kế, lắp đặt phải hợp lý. Trong quá trình thiết kế phải đảm bảo rằng không lãng phí không gian làm mát. Và không làm ảnh hưởng đến kết cấu của xưởng sản xuất. Đồng thời phát huy tối đa hiệu quả của máy làm mát. Để làm được điều đó đòi hỏi người thiết kế quan sát kết cấu nhà xưởng, diện tích, kết cấu mái xưởng. Ngoài ra kết cấu tường xưởng, mật độ thoáng, thiết bị máy móc hoạt động, mật độ công nhân làm việc cũng cần được lưu ý. Các yếu tố này giúp người thiết kế đưa ra các phương án thiết kế lắp đặt hợp lý nhất cho chủ đầu tư.
3/ Lắp đặt hệ thống làm mát theo đúng quy trình
Thông thường, việc lắp đặt hệ thống làm mát luôn có quy trình phù hợp. Chính vì vậy, khi tiến hành lắp đặt phải đảm bảo tuân theo đúng yêu cầu kỹ thuật . Trong quy trình đó đảm bảo làm từng bước một, tránh làm ảnh hưởng đến kết cấu công trình. Khi lắp đặt phải đảm bảo hiệu quả làm mát, độ ẩm cần thiết, tính thẩm mỹ và tính công nghệ.
4/ Vận hành bảo dưỡng sau khi lắp đặt
Sau khi lắp đặt xong, việc các doanh nghiệp quan tâm đó là các vận hành và bảo dưỡng. Ở những hệ thống thông gió khác nhau có cách vận hành khác nhau. Chính vì vậy, sau khi lắp đặt, doanh nghiệp phải yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ hướng dẫn và có tài liệu hướng dẫn chi tiết. Tránh trường hợp không biết cách sử dụng hoặc sử dụng không đúng cách làm hư hại máy móc. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, định kỳ doanh nghiệp phải lên kế hoạch bảo dưỡng phù hợp. Điều này giúp phát hiện những hư hại và sửa chữa kịp thời.
Nói tóm lại, hệ thống làm mát xưởng sản xuất sẽ đồng hành cùng với hoạt động của doanh nghiệp. Nên khi tiến hành thiết kế, dù là giải pháp thông gió tự nhiên hay công nghiệp thì cũng đều phải lưu ý. Hy vọng những thông tin trên đây hữu ích đối với doanh nghiệp của bạn.