Tiềm năng khi thuê xưởng khu công nghiệp Long An
Long An hiện đang là một trong những khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. Ngày càng nhiều các doanh nghiệp lựa chọn khu vực tỉnh Long An làm địa điểm tiềm năng khi có quyết định muốn mở xưởng sản xuất. Khi đầu tư, tùy vào vị trí địa lý và thuận lợi của mỗi tỉnh mà có sự phân hóa của các ngành hàng thuê xưởng sản xuất. Hiện nay, có nhiều thông tin cho rằng khu công nghiệp Long An không còn thu hút nhà đầu tư nữa. Vậy những thông tin chủ quan này là đúng hay sai? Cùng Kizuna tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Hạ tầng giao thông khu công nghiệp Long An
Nhắc đến hạ tầng giao thông của tỉnh Long An, chúng ta sẽ thấy được sự khác biệt so với các thành phố công nghiệp khác. Ví dụ, TPHCM có 2 vấn nạn nhức nhối là ngập nước và kẹt xe. Điều ấy biến giao thông trở thành nỗi ám ảnh của người dân TPHCM và công nhân từ tỉnh lẻ. Tỉnh Long An thì lại khác, là cửa ngõ giao thương nên mật độ giao thông cũng “hot” không kém.
Nhưng tuyệt nhiên tình trạng ùn tắc xảy ra rất ít hoặc hầu như không xảy ra. Tại sao vậy? Các tuyến đường đến khu công nghiệp Long An hầu như là xe có trọng tải lớn. Những tuyến đường huyết mạch như: Tân Vạn - Mỹ Phước, vành Đai 3, 4,... đã hoàn thành nhiệm vụ phân luồng giao thông. Ngoài ra, dự án tương lai triển vọng như đường cao tốc HCM - Chơn Thành, tuyến Metro cao tốc,... góp phần xử lý nạn ùn tắc xe.
2. Khu công nghiệp Long An thu hút nhiều nguồn đầu tư từ nước ngoài (FDI)
Long An đang là tỉnh đứng đầu về thu hút đầu tư ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và nằm trong top 15 tỉnh, thành trong cả nước thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhiều nhất cả nước trong 6 tháng đầu năm 2019.
Trong 6 tháng đầu năm 2019, tỉnh Long An đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 58 dự án, tổng vốn đăng ký là 208,6 triệu USD, tăng 14 dự án so với cùng kỳ. Đến nay tổng số dự án đầu tư nước ngoài đăng ký trên địa bàn tỉnh là 978 dự án với tổng vốn đầu tư đạt 6.148 triệu USD.
Hiện tỉnh đang xúc tiến thủ tục bổ sung thêm 5 khu công nghiệp Long An mới vào quy hoạch phát triển xưởng sản xuất ở khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, nâng tổng diện tích đất khu công nghiệp của toàn tỉnh lên 11.964ha. Như vậy, với hơn 15.000ha đất công nghiệp được quy hoạch, bố trí giáp ranh với TPHCM trong bán kính 30 - 40km, Long An luôn sẵn sàng đáp ứng yêu cầu về mặt bằng, địa điểm, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật hiện đại nhất để nhà đầu tư đến triển khai đầu tư sản xuất kinh doanh một cách nhanh chóng, thuận lợi. Không chỉ thế, dịch vụ hỗ trợ khách hàng rất chuyên nghiệp khiến chủ đầu tư yên tâm khi góp vốn. Mở rộng quan hệ hợp tác cùng công ty nước ngoài là lợi thế lớn khi hoạt động tại đây.
3. Quỹ đất đầu tư ở khu công nghiệp Long An
Không chỉ mạnh về cơ sở hạ tầng, nơi đây còn có nhiều bất động sản để phát triển. Xu hướng hiện nay là hình thành khu đô thị đầy đủ dịch vụ mua - bán, quy hoạch khu dân cư,... Vô hình trung, các sản phẩm luôn có ổn định được đầu ra, giảm độ rủi ro cho công ty.
4. Chi phí đầu tư ở khu công nghiệp Long An
Tuy ở vùng trọng điểm kinh tế, có được lợi thế giao thông nhưng giá nhà xưởng vẫn khá thấp. Để sở hữu nhà xưởng tiêu chuẩn hay xưởng chất lượng cao cho thuê trong khu công nghiệp Long An, bạn chỉ phải bỏ ra 40 triệu/ tháng. Theo nhiều chuyên gia, đầu tư ở khu công nghiệp Long An quả thật là một món hời lớn nếu so sánh với các tỉnh thành khác. Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật cao cấp nhưng giá lại thấp gấp nhiều lần (1000m2 tại Thủ Đức giá khoảng 120 triệu/ tháng).
Với 4 ưu điểm trên, khu công nghiệp Long An vẫn là mảnh đất đáng để đầu tư và phát triển. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước hàng năm vẫn rót vốn đầu tư vì lợi nhuận. Trong tương lai, khu công nghiệp Long An hứa hẹn sẽ càng nhộn nhịp hơn vì chính sách “mở cửa” của Việt Nam. Mong rằng bài viết đã cho bạn cái nhìn khác về sự phát triển của khu công nghiệp Long An. Chúc bạn lựa chọn được cho mình hướng đầu tư và phát triển trong tương lai nhé!
Xem thêm:
Giá thuê nhà xưởng khu công nghiệp - Cho thuê nhà xưởng 1000m2 - Nhà xưởng tiêu chuẩn GMP - Giá cho thuê kho xưởng