Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương vừa được thông qua
Vào sáng ngày 05/10/2015, 12 quốc gia tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương đã đạt được thỏa thuận thương mại lớn nhất trong lịch sử tại Atlanta, Georgi sau 8 năm dài đàm phán.
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), chiếm tới 40% nên kinh tế toàn cầu, giúp giảm những rào cản về thuế liên quan đến toàn bộ hàng hóa, cũng như thiết lập những tiêu chuẩn và quy định mới về đầu tư, môi trường kinh doanh và lao động trong khu vực. Hiệp định này đặt ra quy tắc mới cho thương mại, đầu tư , sở hữu trí tuệ, lao động, lưu trữ dữ liệu, doanh nghiệp nhà nước và môi trường trên khắp nước Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam
Tổng thống Hoa Kỳ ông Barack Obama có phát biểu TPP “bao gồm các cam kết về lao động và môi trường của bất kỳ thỏa thuận thương mại nào trong lịch sử, và những cam kết này có hiệu lực thi hành, không giống như trong các hiệp định trong quá khứ.” Hoa Kỳ và các thành viên khác cố gắng để thiết lập các quy tắc để tiếp cận thương mại như Trung Quốc, quốc gia không phải là thành viên nhưng vẫn tiếp tục tăng trưởng trong khu vực. Hoa Kỳ cũng thấy lợi ích chiến lược trong TPP, tin rằng quốc gia này sẽ làm cho mối quan hệ của các quốc gia thành viên gắn kết gần hơn với Mỹ, làm giảm nguy cơ xung đột với Trung Quốc.
Người ta dự kiến sẽ mất nhiều tháng trước khi dự thảo cuối cùng của các tài liệu được hoàn thành và sau đó Quốc hội Mỹ sẽ có ba tháng để xem xét trước khi nó bỏ phiếu thông qua hay không, điều này có khả năng khiến TPP sẽ có hiệu lực vào đầu năm tới. Đây cũng là thời điểm bầu cửa Tổng thống Mỹ đi vào đỉnh điểm, và Hiệp định này có thể được đưa ra bàn luận tranh cãi một cách quyết liệt.
Nguồn: Nick O’Malley
(smh)