Triển khai TQM như thế nào để sản xuất hiệu quả cho doanh nghiệp?
Hệ thống quản trị chất lượng toàn diện TQM được áp dụng trọng mọi ngành công nghiệp; không chỉ trong sản xuất mà trong mọi lĩnh vực; trong mọi loại hình công ty, quy mô lớn đến quy mô nhỏ, cho dù có tham gia vào thị trường quốc tế hay không. Giúp đảm bảo cho công ty làm đúng những việc phải làm và những việc quan trọng. Nếu các công ty muốn cạnh tranh trên thị trường quốc tế; phải tìm hiểu và áp dụng các khái niệm về quản trị chất lượng có hiệu quả. Vậy làm sao để triển khai TQM hiệu quả cho doanh nghiệp?
Mục tiêu của hệ thống TQM trong sản xuất doanh nghiệp
Nhằm đạt được sự phát triển của tổ chức trên cơ sở năng suất – chất lượng – hiệu quả. Việc xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng cũng như áp dụng và vận hành hệ thống đó phải đạt được hiệu quả của tổ chức với các mục tiêu đề ra trong thời gian nhất định. Hiệu quả của tổ chức là phải xét ở hiệu quả chung chứ không phải chỉ xét riêng một mặt nào. Hiệu quả chung của tổ chức phải thể hiện được mục tiêu chất lượng sản phẩm hàng hoá; dịch vụ ngày càng thỏa mãn khách hàng; hoạt động phát triển; mở rộng được thị trường; đóng góp với nhà nước; xã hội tăng; đời sống vật chất tinh thần của người lao động được cải thiện; nâng cao; sản xuất với bảo vệ môi trường và thực hiện một sự phát triển bền vững.
Các bước triển khai hệ thống TQM trong doanh nghiệp hiệu quả
- Kiểm tra công tác quản lý trong doanh nghiệp: Khi thực hiện TQM, mục tiêu đầu tiên của doanh nghiệp là kiểm soát các hoạt động quản lý để nắm rõ các quy trình đang tồn tại, từ đó định hình được những phương hướng, mục tiêu khi ứng dụng công cụ quản lý. Vì vậy, doanh nghiệp khi triển khai TQM cần phải xác định các quy trình quản lý từ nhỏ nhất như giai đoạn thiết kế, triển khai cho đến cải tiến liên tục các quy trình cụ thể.
- Xác định các mục tiêu chất lượng tiên quyết: Doanh nghiệp khó có thể nhận ra và đánh giá khách quan mức độ hiệu quả của các hoạt động cải tiến khi không có những mục tiêu cụ thể. Thông qua các yếu tố định lượng như phép tính, số lượng, biểu đồ, đồ thị, doanh nghiệp có thể dễ dàng phản ánh tác động của TQM lên quy trình sản xuất và đo lường sự thành công của mô hình này.
- Điều chỉnh quy trình phù hợp với nhu cầu kinh doanh: Doanh nghiệp cần phải xem lại các quy trình đang được sử dụng khi áp dụng hệ thống TQM. Các quy trình được điều chỉnh bởi các quy tắc và có thể được thực thi bằng công cụ hoặc kỹ năng của nhân viên trong doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể chọn việc xây dựng các quy trình bằng các phương thức khác nhau để tiếp nhận và phản hồi từ người, hoặc những người hiểu rằng mọi tương tác với thương hiệu là cơ hội để củng cố lòng trung thành của khách hàng.
- Đánh giá chính xác vai trò của thông tin, dữ liệu: Thông tin dữ liệu được thu tập thông qua quá trình triển khai TQM là bằng chứng phản ánh chính xác nhất về tình hình của tổ chức. Từ đó, doanh nghiệp cần có nhận thức đúng đắn về vai trò của thông tin dữ liệu trong quá trình cải thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ. Thông thường, các phản hồi thông tin thu thập từ khách hàng và nhân viên đóng vai trò rất quan trọng để thay đổi các quy trình và định hướng hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần thu thập và phân tích đầy đủ, chính xác các dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau để làm căn cứ đưa ra các quyết định quản trị phù hợp với thực tế.
- Xây dựng niềm tin từ nhân viên: Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện được thực hiện đúng là luôn phải được duy trì trong suốt thời gian làm việc của nhân viên trong doanh nghiệp. Điều này giúp nhân viên vững tin hơn vào định hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và trong chính xác sản phẩm mà họ đang sản xuất ra. Đây chính là động lực cho phương thức quản trị chất lượng cho doanh nghiệp phát triển toàn diện và lâu dài.
Sản xuất hiệu quả với thuê xưởng sản xuất tại Kizuna!