VN đến năm 2020 sẽ có 1000 DN công nghiệp hỗ trợ mạnh
Việt Nam ngày càng tham gia sâu hơn vào tiến trình hội nhập kinh tế. Đã có rất nhiều dự đoán về gia tăng lợi ích với thị trường kinh tế của Việt Nam. Để tận dụng cơ hội đó Việt Nam sẽ cần thúc đẩy hơn nữa các ngành công nghiệp hỗ trợ mạnh. Tiêu biểu là ngành sản xuất linh kiện điện tử. Điều này giúp Việt Nam chủ động hơn nữa trong việc tham gia các chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng trong khu vực và trên toàn thế giới. Mục tiêu là đến năm 2020 Việt Nam sẽ có 1000 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ mạnh.
1/ Ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) của Việt Nam là gì?
CNHT theo nghĩa rộng được hiểu là việc sản xuất ra các sản phẩm trung gian cho quá trình sản xuất chính. Một trong số đó là quá trình sơ chế các nguyên liệu thô. Hoặc chế tạo một phần những sản phẩm chính tương tự theo tiêu chuẩn kỹ thuật và giấy phép của chính hãng.
Theo nghĩa hẹp “CNHT gồm một nhóm các hoạt động công nghiệp cung cấp các đầu vào trung gian. Bao gồm linh kiện, phụ tùng và công cụ để sản xuất ra các linh kiện phụ tùng cho các ngành công nghiệp lắp ráp và chế biến”.
Theo khảo sát, ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ. Góp vai trò quan trọng trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng cũng như chuỗi giá trị toàn cầu. Các doanh nghiệp nước ngoài đã thiết lập nhiều nhà máy chế tạo và lắp ráp tại Việt Nam. Việc phát triển CNHT được xem là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Việt Nam. Động tác này nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp. Đồng thời góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
2/ Thực trạng của ngành CNHT
Theo thống kê của Bộ Công Thương, Việt Nam hiện có 1.800 DN sản xuất phụ tùng, linh kiện, bao gồm sản xuất linh kiện điện tử. Trong đó chỉ có khoảng 300 DN tham gia mạng lưới sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia. Số DN đang hoạt động hiện chiếm gần 4,5% tổng số DN của ngành công nghiệp chế biến - chế tạo. Tạo việc làm cho hơn 550.000 lao động.
Hiện nay, ngành CNHT hiện lệ thuộc đến gần 80% vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Có quá ít DN Việt Nam làm CNHT, nếu có thì chủ yếu tham gia khâu đóng gói, bao bì. Hiện tại, phần lớn các nhà cung cấp linh kiện phụ tùng cho các công ty nước ngoài chủ yếu là các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Khoảng cách về tiêu chuẩn chất lượng giữa các DN trong và ngoài nước còn khá lớn. Phần lớn các DN trong nước có quy mô nhỏ và vừa. Vì thế khả năng đáp ứng về yêu cầu chất lượng kém. Trong khi đó, các DN ngành CNHT vẫn duy trì phong cách làm ăn tự cung tự cấp
Như vậy, nếu ngành CNHT muốn tham gia chuỗi cung ứng thì phải có tiêu chí và có cách thức để đáp ứng tiêu chí ấy.
3/ Nhận diện và ưu tiên đầu tư vào các ngành CNHT trọng điểm
Để đạt mục tiêu phát triển 1.000 doanh nghiệp (DN) công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đủ mạnh vào năm 2020, trước tiên các cấp ngành phải nhìn ra những ngành, lĩnh vực chủ chốt để ưu tiên đầu tư phát triển.
Thực tế, một số ngành chủ lực đã được xác định rất rõ. Đó là ngành công nghiệp sản xuất linh kiện điện tử, công nghiệp ô tô, công nghiệp dệt may, da giày, ngành năng lượng. Đây đều là những ngành Việt Nam có tiềm năng, lợi thế về thị trường. Các doanh nghiệp trên sẽ được hưởng nhiều cơ chế ưu đãi về thuế về tín dụng đầu tư. Trong đó, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bên cạnh đó, còn được hỗ trợ nguồn vốn, ưu đãi về bảo vệ môi trường, tiền thuê đất. Giải pháp này giúp DN trong nước có thể tận dụng được các chính sách hỗ trợ.
Quá trình triển khai, chắc chắn Việt Nam gặp nhiều thách thức. Tuy nhiên, đây chính là cơ hội, tái cơ cấu lại các ngành công nghiệp. Đồng thời giúp Việt Nam hòa nhập nhanh với những tiến bộ khoa học công nghệ.
Như vậy, để đạt được mục tiêu đề ra cần sự hỗ trợ nhất quán từ chính phủ. Bên cạnh đó nỗ lực của mỗi doanh nghiệp là bước đi quyết định cho mục tiêu này. Hy vọng Việt Nam sẽ sớm đạt được mục tiêu này, sớm đưa ngành CNHT vào guồng quay cơ số hóa.