Xử lý nước thải công nghiệp: Giải pháp hiệu quả cho doanh nghiệp sản xuất
Nước thải công nghiệp là gì?Nước thải công nghiệp theo quy định tại điểm 2 điều 2 Nghị định số 53/2020/NĐ-CP quy định phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, là loại nước thải từ các nhà máy, địa điểm, cơ sở chế biến, sản xuất. Đặc tính ô nhiễm và nồng độ của nước thải công nghiệp rất khác nhau phụ thuộc vào loại hình công nghiệp và chế độ công nghệ lựa chọn. Loại nước thải này có thể bị ô nhiễm do các tạp chất có nguồn gốc vô cơ hoặc hữu cơ. Trong thành phần của chúng có thể chứa các dạng vi sinh vật (đặc biệt là nước thải của các nhà máy giết mổ, nhà máy sữa, bia, dược phẩm....), các chất có ích cũng như các chất độc hại. Các loại nước thải công nghiệpTrong xí nghiệp công nghiệp, nước thải công nghiệp gồm: Tổng quan về xử lý nước thải công nghiệpThực trạng xử lý nước thải công nghiệp tại Việt Nam tính tới tháng 11/2023, chỉ 24% (179/734) cụm công nghiệp trên cả nước có khu vực xử lý nước thải tập trung. Hầu hết những khu công nghiệp đang trong quá trình hoàn thành hệ thống xử lý nước thải là những cụm khu công nghiệp lâu năm (xây dựng trong khoảng 2005-2013). Các phương pháp xử lý nước thải công nghiệp hiện nayĐể xử lý nước thải thường ứng dụng các phương pháp: cơ học (vật lí), hóa học, hóa-lí và sinh học. Xử lý nước thải công nghiệp bằng phương pháp cơ họcXử lý cơ học là nhằm loại bỏ các tạp chất không hòa tan trong nước thải và được thực hiện ở các công trình xử lí: song chấn rác, bể lắng cát, bể lắng, bể lọc các loại.
Về nguyên tắc, xử lí cơ học là giai đoạn xử lí sơ bộ trước khi xử lí tiếp theo. Xử lý nước thải công nghiệp bằng phương pháp hóa học và hóa – líCác phương pháp xử lý hóa học và hóa lý gồm: trung hòa – kết tủa cặn, oxy hóa khứ, keo tụ bằng phèn nhôm, phèn sắt, tuyến nổi, hấp phụ, v.v... Xử lý nước thải công nghiệp bằng phương pháp sinh họcCơ sở của phương pháp xử lý sinh học nước thải là dựa vào khả năng oxy hóa các liên kết hữu cơ dạng hòa tan và không hòa tan của vi sinh vật – chúng sử dụng các liên kết đó như là nguồn thức ăn của chúng. Các công trình xử lí sinh học trong điều kiện tự nhiên gồm có:
Các công trình xử lí sinh học trong điều kiện nhân tạo gồm có:
Ưu điểm: Hiệu quả xử lý tốt, bùn phát sinh trong khả năng chấp nhận Xử lí nước thải mức độ cao (xử lí bổ sung)Xử lí nước thải ở mức độ cao được ứng dụng trong các trường hợp yêu cầu giảm thấp nồng độ chất bẩn (theo chất lơ lửng, NOS, NOH, nitơ. Photpho và các chất khác...) sau khi đã xử lí sinh học trước khi xả vào nguồn nước. Cần lưu ý rằng, nước thải sau xử lí ở mức độ cao có thể sử dụng lại trong các quá rình công nghệ của nhà máy và do đó giảm được lượng nwocs thải xả vào nguồn, giảm nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất.
|