Xưởng sản xuất ví da: Đâu là cơ hội và thách thức cho DN?
Với nền kinh tế mở, Việt Nam ngày càng thu hút nhiều loại hình kinh doanh. Một trong số đó là việc thành lập các xưởng sản xuất da giày trong các khu công nghiệp Việt Nam. Cũng như những ngành nghề sản xuất khác, luôn có những cơ hội và thách thức. Vậy đâu là cơ hội và thách thức cho các DN.
1/ Tình hình ngành da - giày Việt Nam
a/ Cơ hội
Ngành công nghiệp da giày và túi xách Việt Nam là một trong những ngành kinh tế xuất khẩu mũi nhọn. Ngành này chiếm hơn 10% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Hiện nay có hơn 500 DN sản xuất da giày đang hoạt động trong các khu công nghiệp Việt Nam.
Theo số liệu thống kê, năm 2018, kim ngạch xuất khẩu ngành da giày Việt Nam đạt 19,5 tỷ USD. Con số này đưa Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới, sau Trung Quốc về sản lượng xuất khẩu giày dép. Sản lượng mỗi năm đạt hơn 1 tỷ đôi. Năm 2019, đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 21,5 tỷ USD, giữ vững tốc độ tăng trưởng 10%. Thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất trong 6 tháng đầu năm là Mỹ, tiếp đến là EU, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Đặc biệt, giá xuất khẩu trung bình của Việt Nam cao gấp 1,6 lần so với thế giới. Giá giày của thế giới là 9,81 USD/đôi, trong khi đó giá của Việt Nam là 15 USD/đôi. Điều này cho thấy, chất lượng sản phẩm giày dép của Việt Nam đã được cải thiện và ghi nhận.
Về thị trường xuất khẩu, hiện giày dép Việt Nam đã có mặt tại trên 100 quốc gia trên thế giới, trong đó có 72 nước có kim ngạch xuất khẩu trên 1 triệu USD. Ngành giày da Việt Nam rõ ràng đang đứng trước nhiều cơ hội để phát triển.
Đăng Ký
Diện tích linh hoạt từ 250 - 10.000 m²
b/ Thách thức
Mặc dù ngành da – giày có rất nhiều cơ hội, tuy nhiên cũng không phải là không có khó khăn.
Đầu tiên có thể kể đến khó khăn về chi phí nhân công. Đặc biệt là trong bối cảnh năng suất lao động theo giờ của Việt Nam vẫn ở mức thấp so với các nước trong khu vực. Hiện nay, mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam ngày càng tăng. Điều này dẫn đến chi phí chi trả cho người lao động tăng, là một gánh nặng với DN. Việc tăng lương tối thiểu được cho là sẽ ảnh hưởng lớn đến khoảng 1.700 DN da giày cả nước. Theo đó, các DN da giày quy mô lớn bị giảm lợi nhuận sẽ giảm đầu tư mở rộng sản xuất. Và các DN nhỏ và vừa gặp rất nhiều khó khăn sẽ phải hạn chế hoặc ngừng sản xuất.
Ngoài ra thách thức lớn nhất hiện nay là làm thế nào để tiếp cận thị trường các nước TPP. Nội tại ngành da giày và túi xách Việt Nam vẫn còn những hạn chế. Các doanh nghiệp chưa thật sự bền vững, chưa thực hiện được chuỗi cung ứng cho mình. Hiện nay, nguyên, phụ liệu của ngành mới đạt tỷ lệ nội địa hóa khoảng 50-55%, còn lại vẫn phải phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài.
2/ Thuê xưởng sản xuất da giày tại Kizuna
Trong bối cảnh ngành da – giày Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển, thì việc lựa chọn địa chỉ thuận lợi để mở các xưởng sản xuất ví da là ý tưởng triển vọng. Và để lựa chọn được địa điểm tốt thì Kizuna là một cơ sở uy tín cho các doanh nghiệp. Kizuna là khu nhà xưởng xây sẵn ở Long An, có nhiều ưu điểm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Tại đây nhà xưởng có nhiều phân khúc diện tích phù hợp với các xưởng sản xuất ví da.
Đặc biệt, nhà xưởng đa dạng quy mô giúp tiết kiệm thời gian tìm kiếm không gian làm việc của doanh nghiệp. Hơn thế nữa DN có thể tiến hành sản xuất ngay khi có thể. Hệ thống kho và nhà xưởng sản xuất được thiết kế linh hoạt. Do đó DN sẽ thuận tiện trong việc vận chuyển và tiếp nguyên liệu. Nhìn chung đây là nhà xưởng điển hình của các khu công nghiệp Việt Nam, mang đến cho DN sản xuất ví da nhiều lợi ích.
Nói tóm lại, ngành nghề nào khi bắt tay vào khởi nghiệp đều có những thách thức và cơ hội. Tuy nhiên quan trọng là DN có chiến lược phù hợp để giành ưu thế. Những nhà xưởng hiện đại như Kizuna luôn mở cửa chào đón đầu tư.